Nhà ga Nhật 'kêu cứu' vì hành khách đánh rơi quá nhiều tai AirPods xuống đường ray, ngày nào nhân viên cũng nhặt được cả lố

ĐỨC 2 XÍCH |

Được biết, việc tìm hộ 1 bên tai AirPods hoặc các loại tai không dây khác cho khách rất khó khăn vì nhân viên phải dán băng keo vào kẹp hoặc đợi chuyến tàu cuối cùng rời bến mới được xuống tận đường ray để tìm.

Chỉ trong vòng 2 tháng đổ lại, nhân viên nhà ga tại Tokyo (Nhật Bản) đã ghi nhận có tới 950 trường hợp người dân đánh rơi tai nghe không dây xuống đường ray nhà ga thuộc quyền quản lý của văn phòng chi nhánh JR East Tokyo. Và con số vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại...

Việc khách nghe nhạc rồi vô tình đánh rơi tai nghe xuống đường ray không phải quá hiếm, nhưng rất nhiều người đã tỏ ra hoảng loạn, đề nghị nhân viên nhảy xuống đường ray để lấy hộ. 

Chưa kể tới kích cỡ bé nhỏ của những chiếc tai nghe cũng là vấn đề.

Nhà ga Nhật kêu cứu vì hành khách đánh rơi quá nhiều tai AirPods xuống đường ray, ngày nào nhân viên cũng nhặt được cả lố - Ảnh 1.

Tay nghe thì bé

Nhà ga Nhật kêu cứu vì hành khách đánh rơi quá nhiều tai AirPods xuống đường ray, ngày nào nhân viên cũng nhặt được cả lố - Ảnh 2.

Bóp mạnh cái gãy thì chết

Chính những việc này đã gây ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của nhân viên nhà ga. Văn phòng nhà ga Tokyo đã nảy ra ý tưởng triển khai một chiến dịch đến cuối năm bằng khẩu hiệu: "Chúng thực sự gặp rắc rối vì phải tìm tai nghe".

Chưa hết, họ còn tung một bộ ảnh về chi tiết công việc tìm kiếm tai nghe giúp khách, để chứng minh việc này có nhàn như người ta nghĩ đâu!

Nhà ga Nhật kêu cứu vì hành khách đánh rơi quá nhiều tai AirPods xuống đường ray, ngày nào nhân viên cũng nhặt được cả lố - Ảnh 3.

Bảo tìm được tai nghe trong đống sỏi này

Nhà ga Nhật kêu cứu vì hành khách đánh rơi quá nhiều tai AirPods xuống đường ray, ngày nào nhân viên cũng nhặt được cả lố - Ảnh 4.

Khác gì tìm kho báu không?

Nhân viên nhà ga sẽ dùng một chiếc kẹp dài để gắp tai nghe lên. Đối với những vật dụng có kích thước lớn như cặp, điện thoại di động...thì gắp đơn giản thôi nhưng vì tai nghe không dây quá nhỏ nên sẽ mất rất nhiều thời gian. 

Họ phải dán băng keo vào kẹp hoặc đợi chuyến tàu cuối cùng rời bến mới được xuống tận đường ray để tìm.

Chưa kể tới việc cũng có vài khách hàng quay ra ăn vạ, bắt nhà ga phải đền vì tai nghe đã hỏng!

Masakatsu Iijima, giám đốc kinh doanh của văn phòng nhà ga Tokyo cũng thú nhận ông đã từng đánh rơi tai nghe xuống đường ray và phải nhờ nhân viên xuống tìm hộ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại