Nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy một ngôi sao rực sáng trên trời, 600 năm sau các nhà khoa học mới biết đó là thứ gì

Dink |

Nỗ lực nghiên cứu này cho thấy trí tò mò của con người là vô địch và chính nhờ sự tò mò ấy, ta mới phát triển được như ngày nay.

Đêm tháng Ba năm 1427, một nhà chiêm tinh hoàng gia Hàn Quốc nhìn lên trời cao, chứng kiến sự xuất hiện của một ngôi sao mới. Nó lơ lửng giữa sao thứ 3 và thứ 3 của chòm sao Scorpius trong suốt 2 tuần, rồi từ từ mờ dần vào màn đêm bí ẩn.

Gần 600 năm sau, ta mới biết nhà chiêm tinh kia nhìn thấy cái gì: đó là một vụ nổ siêu tân tinh.

Nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy một ngôi sao rực sáng trên trời, 600 năm sau các nhà khoa học mới biết đó là thứ gì - Ảnh 1.

Tân tinh Persei 1901, một hiện tượng thiên văn tương tự thứ mà nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy.

"Sự thật rằng khi đây là một ngôi sao mà lại không có đuôi dài, nghĩa là nó không phải là sao chổi", Michael Shara, người phụ trách mảng vật lý học thiên thể của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ và cũng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu tìm ra được bí ẩn kia, nói với Motherboard.

"Nó hiện ra trong suốt 14 ngày đồng nghĩa với việc nó không phải là một siêu tân tinh. Chỉ có một trường hợp duy nhất mà sự kiện vụ trụ xảy ra đủ sáng để mà nhìn thấy bằng mắt thường, đó là trường hợp của các tân tinh – sao mới xuất hiện".

Một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra khi một ngôi sao lùn trắng một hệ sao đôi – binary system hút vào nhiều khí gas từ ngôi sao còn lại trong hệ, đến mức nó phát nổ và bắn vật chất về mọi hướng.

Vụ nổ sẽ khiến ngôi sao lùn trắng phát sáng hơn bình thường 100 lần, khiến người quan sát trên Trái Đất cũng có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Ta sẽ thấy một ngôi sao mới trên trời, ánh sáng này sẽ tàn dần khi mà vụ nổ cháy xong.

Các nhà thiên văn học hiện đại đã nghi ngờ sự kiện thiên văn mà nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy xưa kia chính là một vụ nổ siêu tân tinh, nhưng dọ họ không thể tận mắt nhìn thấy mà ghi chép cũng sơ sài nên đã không thể đưa ra khẳng định được.

Bản thảo xưa ghi lại rằng ngôi sao mới nằm giữa "sao thứ ba và thứ tư" của chòm Scorpius nhưng bản đồ thiên văn của thời xưa đánh số sao khác ngày nay nhiều.

Nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy một ngôi sao rực sáng trên trời, 600 năm sau các nhà khoa học mới biết đó là thứ gì - Ảnh 2.

Chòm sau Scorpius.

Nhà chiêm tinh Hàn Quốc nhìn thấy một ngôi sao rực sáng trên trời, 600 năm sau các nhà khoa học mới biết đó là thứ gì - Ảnh 3.

Chòm sao Scorpius và Dải Ngân hà.

"Lần theo bản đồ sao cổ, chúng tôi tìm thấy mội cặp sao nhưng đã nhìn đi nhìn lại nó bằng nhiều kính thiên văn khác nhau suốt 25 năm nay, chúng tôi vẫn không có được thành công nào", nhà nghiên cứu Shara nói. "Tôi và các cộng sự đã có lúc quẳng hết đi và cằn nhằn rằng ‘Ai mà biết được mấy ông Hàn Quốc uống với nhau thứ rượu gì đêm hôm đó!’".

Nhưng năm 2016, khi mà một cụm dữ liệu hình ảnh thiên văn được số hóa, nhà nghiên cứu Shara đã quyết định xem lại một lần nữa. Ông để máy tính tự động tìm kiếm trong khoảng không giữa hai ngôi sao nhưng vẫn trắng tay.

Nhân tiện đang mất công làm việc, ông mở rộng khu vực tìm kiếm ra một chút, thêm một ngôi sao bên trên và một ngôi sao bên dưới hai ngôi sao cũ. Shara tìm thấy vụ nổ siêu tân tinh trong vòng 3 phút.

Nỗ lực suốt gần 600 năm cuối cùng đã đem lại trái ngọt: khi phát hiện ra được nơi tân tinh kia xuất hiện, các nhà nghiên cứu sẽ lấy hàng ngàn hình ảnh lưu được từ quá trình theo dõi suốt nhiều trăm năm từ vô vàn kính thiên văn khác nhau, so sánh chúng để ghép lại thành quá trình trước và sau khi diễn ra một vụ nổ tân tinh.

Gần 600 năm ròng rã (thực ra là 590 năm do nghiên cứu này được đăng tải năm 2017), ta cũng tìm ra được nguyên do tại sao một ngôi sao đã bỗng rực sáng trên bầu trời rồi vụt tắt. Tất cả là nhờ lòng kiên trì của các nhà thiên văn học và có lẽ, một chút may mắn nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại