Ngoài bị lu mờ, Mặt Trăng cũng sẽ chuyển sang màu đỏ do phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, tạo ra cảnh tượng thực sự ngoạn mục.
Trong thế kỷ 20, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần - thời điểm Mặt Trăng hoàn toàn bị che khuất – đối lập với sự kiện mùa hè này.
Bốn lần nguyệt thực đó, bao gồm: vào ngày 15/6/2011 kéo dài 100 phút, vào ngày 16/7/2000 kéo dài 107 phút, vào tháng 7/1982 kéo dài 107 phút và tháng 7/1935 kéo dài 101 phút (theo Space.com).
Bởi vì những sự kiện trên diễn ra vào thế kỷ 20, nên nguyệt thực diễn ra vào tháng 7 sắp tới sẽ là lần nguyệt thực toàn phần đầu tiên dài nhất thế kỷ 21, dài 103 phút.
Hình biểu diễn nguyệt thực vào ngày 27/7 tới.
Khu vực nào được nhìn nguyệt thực lần này?
Tuy nhiên, không phải ai cũng được chứng kiến hiện tượng này. Người dân ở Bắc và Nam Mỹ sẽ được thấy rõ nhất. Người dân sống ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Úc và một số khu vực của châu Âu cũng có thể thấy nguyệt thực lần tới.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi qua bóng của Trái Đất, được gọi là che khuất toàn phần (umbra). Điều này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng.
Vùng che khuất toàn phần (umbra).
Nó giống như nhật thực toàn phần, nhưng lần này là hành tinh của chúng ta che khuất Mặt Trời, và vì Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng nên hoàn toàn chìm trong bóng tối của chính nó.
Trong nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng không chỉ bị tối đen. Vào tháng 7, chúng ta sẽ chứng kiến Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ vì ánh sáng Mặt Trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất, tương tự như khi hoàng hôn đỏ xuất hiện trên bầu trời.
Nguyệt thực ngày 27/7/2018 đặc biệt dài vì Mặt Trăng sẽ đi qua giữa vùng che khuất toàn phần, có nghĩa là nó sẽ vẫn còn trong bóng tối trong khoảng thời gian dài.
Khi Mặt trăng chỉ đi qua bên cạnh của vùng che khuất toàn phần, nguyệt thực sẽ kéo dài hơn.
Tuy nhiên, có một số yếu tố khác cần được xem xét. Ví dụ, vị trí của Trái Đất trong quỹ đạo của nó cũng đóng vai trò quan trọng.
Theo Earthsky, ngày 27/7, Trái Đất sẽ ở điểm xa Mặt Trời nhất, được gọi là điểm xa nhất, có nghĩa là nó tạo ra cái bóng lớn hơn.
Đồng thời, Mặt Trăng sẽ ở điểm xa nhất trong quỹ đạo hàng tháng của nó xung quanh Trái đất, được gọi là điểm xa nhất của Mặt Trăng.
Sự kết hợp của những sự kiện thiên văn hiếm hoi này cho phép chúng ta quan sát hiện tượng nguyệt thực lâu và rõ nhất.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Code