Nguyên nhân nào gây ra ho khan?
Về lâm sàng, đại đa số các trường hợp bị ho khan mãn tính là thuộc loại ho dị ứng, còn được gọi là ho biến dị hoặc viêm phế quản dị ứng. Cơn ho hình thành và lặp đi lặp lại thường là kết quả của những ảnh hưởng kết hợp của nhiều yếu tố phức tạp.
Trang Bách khoa toàn thư dành cho người làm mẹ của Trung Quốc sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra ho khan.
1, Vật hít vào
Vật hít vào được chia thành 2 loại chính là đặc dị tính và phi đặc dị tính.
Đặc dị tính nghĩa là những thứ tự nhiên như mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật và các loại tương tự;
Phi đặc dị tính là những thứ như axit sulfuric, sulfur dioxide, clo và ammonia.
Các vật hít phải gây ho do nghề nghiệp cụ thể như chất diisocyanate tolylene, phthalic anhydride, etylen diamin, penicillin, protease, amylase, lụa, lông động vật, các chất thải từ bài tiết khác…
2, Nhiễm trùng, virus
Ho hình thành và tái phát tấn công cơ thể có sự liên quan đến chứng nhiễm trùng, vi khuẩn, virus. Ở những bệnh nhân bị ho thường có thể có vi khuẩn, virut, và các yếu tố tương tự khác, nếu bạn hít phải kháng nguyên tương ứng có thể kích thích gây ra cơn ho. Sau khi bị nhiễm virus, có thể trực tiếp gây tổn hại các biểu mô đường hô hấp, làm cho đường hô hấp có phản ứng tăng lên.
3, Thực phẩm
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn ho cho người bệnh, đặc hiệt là đối với trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Cùng với sự gia tăng tuổi tác theo thời gian thì bệnh này sẽ giảm xuống.
Những thực phẩm có thể gây ra ho do dị ứng có thể là cá, tôm, cua, trứng, sữa ...
4, Thay đổi khí hậu, thời tiết
Khi khí hậu, nhiệt độ, áp suất không khí thay đổi cũng chính là lúc có thể gây ra các cơn ho phổ biến, do đó trong mùa lạnh hoặc mùa thu và mùa đông, thời tiết thay đổi thì những chúng ta có thể mắc chứng ho thường xuyên hơn.
Ăn gì để bệnh ho khan nhanh hỏi nhất?
Ho khan là chứng bệnh khá phổ biến, mỗi người mắc ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có những người khi bị ho khan thì không coi đó là chuyện lớn, không đi khám cũng không chú ý dẫn đến bệnh ngày càng thêm nặng.
Thực tế, có một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ việc điều trị các cơn ho khan hiệu quả, sau đây là những công thức chế biến bạn có thể làm tại nhà để điều trị chứng ho khan từ nguyên liệu tự nhiên.
1, Trứng gà nấu đường trắng
Nguyên liệu: 1 quả trứng, dầu thực vật, lượng đường vừa ăn.
Cách làm: Cho khoảng nửa cốc nước nấu sôi, thêm chút dầu ăn, tốt nhất dùng dầu lạc khoảng 1-2 thìa, sau đó thêm 1 chút đường, sau đó đập quả trứng gà vào nồi và nấu sôi lên là được.
Cách sử dụng: Hàng ngày ăn 2 lần (sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ) nấu xong ăn nóng, ăn liên tục vài ba ngày là bệnh sẽ đỡ.
2, Lê nấu đậu xanh
Nguyên liệu: 100 gram đậu xanh, 2 quả lê.
Cách làm: Ngâm đậu xanh, gọt lê sạch và nấu thành canh chín nhừ rồi ăn nóng ấm, ăn vào bữa sáng là tốt nhất.
3, Sữa lạc (đậu phộng)
Nguyên liệu: 1 nắm lạc, sữa vừa đủ.
Cách nấu: Giã nát một nắm lạc, sau đó cho thêm sữa rồi nấu chín, ăn nóng ấm. Mỗi ngày ăn khoảng 2-3 lần. Đây là một giải pháp tốt để điều trị ho khan.
Trẻ em bị ho khan nên ăn gì khỏi nhanh nhất?
Trẻ bị ho khan có nhiều nguyên nhân khác nhau, là một dạng tự bảo vệ tự nhiên của cơ thể, có lợi cho quá trình phát triển của cơ thể. Nếu khi đường hô hấp có vấn đề, ví dụ như mắc dị vật, viêm, nghẹt mũi, dị ứng… thì có thể gây ra ho, vì vậy các bậc cha mẹ cần phải xem xét kỹ nguyên nhân gây ho ở trẻ.
Nếu chỉ là ho khan thông thường, trẻ có thể ăn một số thực phẩm sau đây.
1, Củ cải nấu mật ong: Hương vị thơm ngon, mát phổi ngừa ho
Củ cải có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt sinh tân, tiêu đờm ngừa ho. Mật ong có tác dụng giảm khô ngừng ho. Khi hai thực phẩm này kết hợp lại với nhau sẽ có tác dụng làm ẩm phổi, từ phong và ngừa ho.
2, Uống giấm: Thuận tiện và hiệu quả
Cho một chút ít dấm trắng vừa uống đun sôi, chờ nguội vừa đủ rồi uống. Cách làm này có thể loại bỏ ngứa họng và mang lại hiệu quả đình chỉ cơn ho. Cách dùng này không phù hợp cho người lá lách yếu, bệnh xương khớp. Khi hết ho rồi không nên tiếp tục uống, nếu không sẽ tổn thương răng và dạ dày.
Dùng dung dịch dấm trắng và giấm sôi, để nguội trước khi uống. Phương pháp này có thể loại bỏ ngứa ngáy, để đạt được hiệu quả ho. Tuy nhiên, lá lách ướt, đau xương và khớp không nên. Đừng uống nữa khi bạn bị bệnh hoặc bạn sẽ làm hỏng răng và dạ dày.
3, Cháo mướp gạo nếp: Ngon mát, thanh nhiệt, tiêu đờm
Dùng một ít gạo nếp nấu cùng với mướp thành cháo, kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng cho dạ dày, tiêu đờm ngừng ho hiệu quả.
Khi bị ho, gia đình ca sĩ Hoàng Bách luôn tin chọn thuốc Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ
*Theo Health/Mama