Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt

Nguyễn Hoà |

Bệnh tim là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết căn bản về bệnh tim. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức này khi còn chưa quá muộn.

Bệnh tim là gì?

Bệnh tim là từ chỉ chung cho các vấn đề liên quan đến tim, mạch máu, cơ, van tim hoặc đường dẫn điện tim bên trong với nhiệm vụ co cơ. Các loại bệnh tim thường gặp bao gồm:

- Bệnh động mạch vành

- Suy tim

- Bệnh cơ tim

- Bệnh van tim

- Chứng loạn nhịp tim

Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Một cơn đau tim là gì?

Khi một động mạch vành bị tắc nghẽn (nguyên nhân thường là do cục máu đông), một vùng mô tim sẽ mất nguồn cung cấp máu. Việc giảm lượng máu này có thể nhanh chóng phá vỡ mô tim. Do đó cần nhanh chóng điều trị kịp thời tại khoa cấp cứu hoặc sử dụng bộ dụng cụ thông tim tránh hiện tượng mô tim bị phá vỡ.

Mô tim bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, suy kiệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Việc điều trị nhanh chóng, kịp thời đã góp phần làm giảm số ca tử vong do đau tim trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, đã có tới khoảng 610 000 người chết vì bệnh tim ở Mỹ mỗi năm qua (cứ 4 người chết thì có 1 người chết do bệnh tim) theo thống kê của CDC – Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kì.

Các triệu chứng khi đau tim

Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim có thể xảy ra:

- Đau ngực (có thể lan ra lưng, cổ, cánh tay hoặc hàm)

- Chóng mặt

- Buồn nôn ói mửa

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều

- Khó thở

- Một số phụ nữ có thể có những biểu hiện như lo lắng, khó tiêu hoặc ợ nóng thay vì đau ngực

- Sức khoẻ yếu.

Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ

Ở phụ nữ, một số người có triệu chứng đau ngực nhưng một số lượng lớn khác thì lại không. Thay vào đó, phụ nữ thường có một loạt các triệu chứng đau tim khác nhau. Đó là:

- Chứng loạn nhịp tim

- Ho

- Chứng ợ nóng

- Ăn mất ngon

- Khó chịu.

Các triệu chứng như trên xảy ra ở phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn đoán hoặc chuẩn đoán muộn. Từ đó dẫn tới những tổn thương cho mô tim hoặc thậm chí gây tử vong.

Triệu chứng bệnh động mạch vành

Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi có các mảng bám, chất dính, động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn một phần (giống như vật liệu dính làm tắc nghẽn ống hút) và có thể làm giảm lưu lượng máu. Từ đó có thể gây đau ngực – một trong những dấu hiệu cảnh báo về bệnh tim tiềm ẩn.

Các mảng bám cũng có thể chặn các cục máu nhỏ, chặn hoàn toàn động mạch vành một cách đột ngột và dẫn đến đau tim.

Làm thế nào mà các mảng bám, cục máu đông có thể gây ra cơn đau tim?

Mảng bám có thể xảy ra ở động mạch vành và các động mạch khác (ví dụ như động mạch cảnh). Một số mảng bám có thể cứng ở bên ngoài, nhưng mềm, nhão hoặc dính ở bên trong.

Ở các khu vực vỏ cứng có vết nứt ra, các thành phần của máu như tiểu cầu hay các cục máu nhỏ tạo thành một cục máu lớn và ngăn chặn lưu lượng máu chảy qua động mạch. Các mô tim bị thiếu máu và có thể bị phá vỡ.

Khi xuất hiện triệu chứng đau tim phải làm gì? Gọi 115

Nếu bạn hoặc những người xung quanh có các triệu chứng đau tim, đừng chậm trễ trong việc nhờ đến sự trợ giúp y tế. Gọi 115 hoặc nhờ người khác gọi cho bạn.

Đừng tự lái xe hoặc nhờ người khác lái xe đến bệnh viện vì nhân viên y tế khẩn cấp 115 có thể bắt đầu có những điều trị cơ bản ngay lập tức trên xe. Cấp cứu chậm trễ có thể dẫn đến tăng tổn thương tim hoặc tử vong.

Tim ngừng đột ngột

Một cơn đau tim có thể gây ra những bất thường khác ngoài việc ngăn chặn máu lưu thông. Ví dụ, đột tử do đau tim có thể xảy ra khi tín hiệu điện tim trở nên thất thường (loạn nhịp tim). Khi mô tim bị tổn thương, tim sẽ ngừng bơm máu một cách hiệu quả. Cái chết thường xảy ra trong vài phút sau khi tim ngừng bơm máu.

Do đó, hồi sức tim phổi (CPR) và phục hồi hoạt động điện tim (thường được thực hiện bằng sốc điện với máy khử rung tim) có thể khôi phục việc bơm máu hiệu quả. Việc này có thể cứu sống được một số trường hợp.

Nhịp tim thất thường (Chứng loạn nhịp tim)

Nhịp tim nhanh bất thường, chậm hoặc không đều được gọi là rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng suy yếu hơn, khó thở và lo lắng. Chứng loạn nhịp tim có thể làm thay đổi, làm chậm hoặc thậm chí làm ngừng khả năng bơm máu của tim.

Do đó, những người bị rối loạn nhịp tim nên tìm kiếm sự trợ giúp của nhân viên y tế khẩn cấp, đặc biệt nếu rối loạn nhịp tim xảy ra trong thời gian dài hoặc gây ra các triệu chứng nào khác liên quan đến bệnh tim như đau ngực.

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là một tình trạng gây ra bởi cơ tim bất thường. Cơ tim bất thường khiến tim khó bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.

Các loại bệnh cơ tim chính

- Giãn cơ (kéo dài và mỏng cơ)

- Cơ tim phì đại (cơ tim dày lên)

- Những bệnh cơ tim hiếm gặp hơn (các vấn đề hiếm gặp có thể xảy ra do cơ tim không căng bình thường nên các buồng không chứa đầy máu)

Các triệu chứng của bệnh cơ tim

- Khó thở

- Mệt mỏi

- Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc cả chân

- Ho khi nằm

- Chóng mặt

- Đau ngực

- Nhịp tim không đều

Suy tim

Suy tim (còn gọi là suy tim sung huyết) có nghĩa là hoạt động bơm của tim không thể đáp ứng nhu cầu máu của cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tim không thể bơm máu.

Chúng ta có thể hiểu suy tim là sự mất khả năng trong một phương diện nào đó để tim có thể hoàn thành chức năng của mình như bình thường. Các triệu chứng suy tim gần giống với những người bị bệnh cơ tim.

Dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh là một khiếm khuyết trong sự phát triển của tim như một cơ quan bình thường được biết đến đầu tiên khi sinh ra, mặc dù cũng có một số người bệnh chỉ biết đến nó khi đã trưởng thành.

Có nhiều loại dị tật tim bẩm sinh và một số ít không cần điều trị, nhưng nhiều loại dị tật khác có thể cần phải phẫu thuật. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã liệt kê có ít nhất 18 loại dị tật tim bẩm sinh khác nhau, nhiều trong số đó có các biến thể giải phẫu bổ sung.

Các dị tật tim bẩm sinh khiến người bệnh có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, suy tim, nhiễm trùng van tim và các vấn đề khác. Một bác sĩ tim mạch (đặc biệt là bác sĩ tim mạch nhi khoa) cần được biết về cách điều trị những dị tật này.

Những tiến bộ y học gần đây đã cho phép các bác sĩ có thể phẫu thuật và điều trị nhiều dị tật để bệnh nhân có thể tiếp tục phát triển bình thường.

Xét nghiệm bệnh tim: EKG (Điện tâm đồ)

Hoạt động điện của tim có thể được nhìn thấy bằng điện tâm đồ (còn được gọi là ECG hoặc điện tâm đồ). Điện tâm đồ là các xét nghiệm nhằm cung cấp các thông tin quan trọng về nhịp tim, tổn thương tim hoặc đau tim cùng với một số thông tin khác về tình trạng của bệnh nhân cho bác sĩ.

Ngoài ra có thể so sánh kết quả điện tâm đồ trong quá khứ và hiện tại để thấy được những thay đổi trong hoạt động của tim theo thời gian hoặc sau khi điều trị bệnh.

Xét nghiệm bệnh tim: Kiểm tra độ bền

Một bài kiểm tra độ bền cho biết khả năng hoạt động của tim có đáp ứng được với yêu cầu về máu của cơ thể nhiều hơn trong khi hoạt động (tập thể dục hoặc làm việc). Kết quả đo tính liên tục của điện tim đồ (EKG liên tục hoặc ngắt nhịp) được ghi lại cùng với nhịp tim và huyết áp khi con người hoạt động (tập thể dục) tăng dần trên máy chạy bộ.

Kết quả đưa ra cho thấy tim đáp ứng ở mức nào đối với nhu cầu của cơ thể, đồng thời có thể cung cấp thông tin giúp chuẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan. Nó cũng được sử dụng để xem xét về hiệu quả trong việc điều trị bệnh tim.

Xét nghiệm bệnh tim: Máy đo lưu động - Holter Moniter

Nhiều người có các triệu chứng như đau ngực không liên tục hoặc thỉnh thoảng có cảm giác tim đập nhanh hơn hoặc không đều. Tuy nhiên, kết quả EKG của họ không cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào. Để phát hiện những thay đổi không liên tục này, một thiết bị có tên là Holter Moniter có thể được đeo trên người trong vài ngày để ghi lại chức năng điện của tim.

Holter Moniter đưa ra kết quả tương tự như một bài kiểm tra độ bền, nhưng nó được đeo trong 1 hoặc 2 ngày và cung cấp một bản ghi liên tục giống như EKG về hoạt động điện của tim trong những ngày đó.

Hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân giữ một cuốn nhật ký về thời gian họ thực hiện một số hoạt động nhất định (ví dụ như đi bộ 1 km bắt đầu lúc 7h20’ sáng và kết thúc lúc 7h40’ sáng) và liệt kê bất kỳ triệu chứng nào (ví dụ như ngắn hơi thở hoặc nhịp tim không đều, nhanh vào lúc 7h35’ sáng).

Bản ghi Holter Moniter sau đó có thể được kiểm tra dựa trên thời điểm xảy ra một số triệu chứng nhất định.

Xét nghiệm bệnh tim: X-quang ngực

Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

X-quang ngực có thể cung cấp một số ít thông tin về tình trạng tim. X-quang ngực được sử dụng để cung cấp cho bác sĩ một cái nhìn tổng quan về cả tim và phổi, giúp xác định xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không.

Hai tia X ở trên cho thấy, bên trái là một trái tim tương đối bình thường. Bên phải, có thể dễ dàng nhìn thấy là một trái tim bị phình to (chủ yếu là tâm thất trái) và buồng bơm chính của tim không hoạt động bình thường. Ngoài ra, tia X cho thấy sự tích tụ chất lỏng trong phổi, có thể là do suy tim.

Xét nghiệm bệnh tim: Siêu âm tim

Siêu âm tim là hình ảnh hoạt động thực của tim được tạo ra bằng cách sử dụng sóng âm thanh (siêu âm) để tạo ra hình ảnh.

Siêu âm tim sử dụng hình ảnh công nghệ không xâm lấn, tương tự như siêu âm kiểm tra thai nhi trong thai kỳ. Nó có thể cho thấy các buồng tim và van tim hoạt động như thế nào (ví dụ, hoạt động bơm hiệu quả hoặc kém, lưu lượng máu qua các van), trước và sau khi điều trị, cũng như các tính năng khác của tim.

Xét nghiệm bệnh tim: Chụp CT tim

Chụp cắt lớp vi tính chuyên dụng về tim (CT) có thể cung cấp hình ảnh 3 chiều chi tiết của tim. Các hình ảnh có thể được xử lý để tìm kiếm các mảng bám trong các động mạch vành hoặc cung cấp hình ảnh cấu trúc bên trong của tim như van hoặc độ dày thành.

CT cũng có thể được sử dụng để kiểm tra giải phẫu tim bình thường hoặc khuyết tật bẩm sinh hay không. Thông tin từ CT có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về một số vấn đề về bệnh tim.

Xét nghiệm bệnh tim: Thông tim

Các mảng bám trong động mạch tim có thể là một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng ở một số bệnh nhân. Chuẩn đoán tắc nghẽn mảng bám của động mạch vành và điều trị tắc nghẽn đã cải thiện được cuộc sống của nhiều bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành.

Đặt ống thông tim là một kỹ thuật có thể cung cấp cả thông tin chuẩn đoán và phương pháp điều trị trong một quy trình. Biện pháp kỹ thuật ở đây là xâm lấn.

Làm thế nào thông tim?

• Một ống mỏng được đặt trong mạch máu ở chân hoặc cánh tay, sau đó luồn vào tim và vào lỗ mở của động mạch vành.

• Hoá phẩm được đưa vào ống và đi vào động mạch.

• Một máy X-quang đặc biệt ghi lại hình ảnh hoá phẩm, cho thấy sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch.

• Cùng một ống có thể được sử dụng với các kĩ thuật khác nhằm mở động mạch vành bằng cách nong mạch vành (sử dụng quả bóng nhỏ để làm giãn nở động mạch) hoặc được sử dụng để đặt stent động mạch.

Sống với bệnh tim

Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt - Ảnh 4.

Hầu hết các loại bệnh tim là mãn tính nhưng tiến triển chậm chạp như suy tim hoặc bệnh cơ tim. Bệnh nhân bắt đầu với các triệu chứng nhỏ chậm dần và cần phải điều trị trong một thời gian dài.

Các triệu chứng có thể chống lại việc điều trị

- Sưng mắt cá chân

- Mệt mỏi

- Cơ thể bị giữ nước

- Khó thở

Thay đổi lối sống có thể trở nên cần thiết vào lúc này, ví dụ như tăng cường lượng oxy tại nhà, hạn chế các hoạt động…

Điều trị bệnh tim

Thuốc

Những tiến bộ trong các loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng và làm chậm tác hại của bệnh tim. Một số loại thuốc nên có sẵn như:

- Hạ huyết áp (chống tăng huyết áp)

- Nhịp tim thấp hơn (thuốc chẹn beta hay thuốc đối kháng beta)

- Giảm mức cholesterol để giảm mảng bám (chế độ ăn uống, statin - thuốc ức chế men khử HMG-CoA)

- Giúp ổn định nhịp tim bất thường (cắt bỏ một phần, tạo nhịp tim)

- Giảm hoặc ngăn ngừa máu đông trong các động mạch vành (chất làm loãng máu)

- Cải thiện khả năng bơm máu của người bị bệnh tim (thuốc tăng co bóp)

Điều trị bệnh tim: Tạo hình mạch (nong mạch vành)

Các phương pháp điều trị khác đối với bệnh tim liên quan đến các kỹ thuật đặc biệt như nong mạch vành và đặt stent.

Nong mạch vành theo từng bước:

- Một ống thông hoặc ống mỏng (stent) được đặt trong động mạch vành và được luồn qua một vật cản như cục máu đông.

- Một quả bóng được bơm căng và đẩy vật cản sang một bên.

- Bong bóng sau đó bị xì hơi khiến động mạch không bị chặn, do đó cho phép máu lưu thông.

- Thông thường, sau khi nong mạch, một ống lưới có thể mở rộng và sau đó được chèn vào, giữ động mạch không bị xẹp xuống.

Điều trị bệnh tim: Phẫu thuật bắc cầu

Một số động mạch vành của bệnh nhân không phù hợp cho việc nong mạch vành hoặc đặt stent. Những bệnh nhân như vậy có thể được điều trị từ một kỹ thuật khác gọi là phẫu thuật bắc cầu.

Phẫu thuật bắc cầu được thực hiện khi bác sĩ phẫu thuật lấy mạch máu ra khỏi một bộ phận của cơ thể (ngực, chân hoặc cánh tay) và sử dụng nó để kết nối một phần mở của động mạch vành với một phần mở khác, do đó bỏ qua khu vực bị chặn dòng máu. Thông thường bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải bỏ qua một hoặc nhiều hơn một động mạch.

Quyết định thử và đặt stent động mạch vành so với phẫu thuật bắc cầu thường được đề nghị cho bệnh nhân bởi các bác sĩ tim mạch và bác sĩ phẫu thuật tim. Phẫu thuật bắc cầu thường được thực hiện nếu các động mạch vành bị hẹp hoặc bị chặn ở nhiều nơi.

Ai có nguy cơ mắc bệnh tim?

Tình trạng sức khỏe, lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mặc dù nam giới, ngay cả ở độ tuổi trẻ hơn, có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ, bệnh tim vẫn được xem "kẻ giết người số một" của cả nam và nữ với khoảng 611000 tổng số ca tử vong/năm.

Những người gia đình có tiền sử mắc bệnh tim, hút thuốc và người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Khoảng một nửa số người Mỹ (47%) có ít nhất một trong ba yếu tố là nguy cơ chính của bệnh tim bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao hoặc hút thuốc lá.

Những rủi ro trong việc kiểm soát bệnh tim

Thông thường, các nguy cơ đối với bệnh tim có thể được kiểm soát hoặc giảm bớt thông qua các phương pháp đơn giản. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim bao gồm:

- Bệnh tiểu đường

- Tăng cholesterol

- Huyết áp cao

- Thiếu hoạt động thể chất

- Thuốc lá

Những yếu tố nguy cơ này có thể được kiểm soát đơn giản bằng cách lựa chọn một lối sống lành mạnh và dùng thuốc điều trị. Bác sĩ là người có thể giúp bạn về bệnh và các loại thuốc liên quan đến bệnh.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một trong những điều tốt nhất mà một người có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim là ngừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của một người từ 2 đến 4 lần so với những người không hút thuốc.

Hút thuốc có thể làm hỏng cơ tim, mạch máu, có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ carbon monoxide và giảm oxy có sẵn cho mô tim.

Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người không tiếp xúc với khói thuốc.

Mặc dù hơn 135 000 người chết mỗi năm vì bệnh tim liên quan đến hút thuốc, nhưng không bao giờ là quá muộn để bỏ hút thuốc vì một khi bạn bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ bắt đầu giảm gần như ngay lập tức.

Cuộc sống của một người bị đau tim

Nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim: Những điều bạn thực sự nên biết càng sớm càng tốt - Ảnh 5.

Đừng từ bỏ các hoạt động nếu bạn bị đau tim. Nếu một người bị đau tim, vẫn có thể thực hiện lối sống lành mạnh. Nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân của họ tham gia chương trình phục hồi tim và học cách tránh thuốc lá, phát triển chế độ ăn uống lành mạnh và trở nên năng động hơn.

Tất cả những thay đổi này có thể giúp một người có trái tim hồi phục và hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Ngăn ngừa bệnh tim

Phòng ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ mắc bệnh có thể được thực hiện bằng cách sống một lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh bao gồm:

- Không bao giờ hút thuốc lá hoặc ngừng hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác

- Chế độ ăn dinh dưỡng nhiều rau và trái cây, ít chất béo, đường và thịt

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

- Tránh uống rượu hoặc tiêu thụ không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới

- Nếu cần, hãy kiểm bệnh tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol

- Khuyến khích sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình. Có lẽ họ có thể được hưởng lợi từ chính bạn!

Bệnh tim và chế độ ăn uống

Chìa khóa chính để ngăn ngừa, phục hồi và làm chậm bệnh tim là chế độ ăn có lợi cho tim. Hầu hết các bác sĩ tim đều khuyên ăn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm tốt cho tim

- Trái cây

- Cây họ đậu

- Rau

- Các loại ngũ cốc

Thực phẩm có thể giúp giảm mức cholesterol

- Quả hạch

- Dầu thực vật

- Các loại hạt

Ăn cá khoảng hai lần một tuần là một nguồn protein tốt mà không có chất béo như trong thịt đỏ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chế độ ăn giống người ăn chay thực sự có thể đảo ngược tình trạng của bệnh động mạch vành như giảm kích thước mảng bám.

Mặc dù bệnh tim có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, nhưng phòng ngừa hoặc chữa bệnh bằng cách sống một lối sống hợp lý dường như là một trong những cách tốt nhất để giảm các vấn đề về căn bệnh phổ biến này.

*Theo www.medicinenet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại