1. Thực phẩm ướp muối
Những loại thực phẩm như trứng muối, thịt muối, dưa muối… trong quá trình tẩm ướp đều có khả năng sinh ra NDMA. Đây là một trong những chất hóa học có khả năng gây ung thư cao.
Vì vậy, tiêu hóa quá nhiều những loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm tẩm ướp sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng.
2. Đồ nướng
Những loại thịt được chế biến bằng phương pháp nướng luôn nằm có mặt trong danh sách các thực phẩm gây ung thư.
Nếu không được chế biến thích hợp, những loại thịt như thịt bò, thịt vịt, thịt dê, thịt ngan, thịt lợn… rất dễ sản sinh nitrite. Hơn nữa, thịt và cá khi nướng "quá tay" sẽ sinh ra acrylamide - được biết tới là một trong những chất gây ung thư.
Nếu ăn đồ nướng khi bụng rỗng, hai chất độc trên sẽ trực tiếp tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, khiến tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tăng lên tới 20%.
Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình nướng, chất béo trong thực phẩm sẽ chảy xuống phía dưới và tạo ra một chất gây ung thư dạng khí khác là Hydrocacbon thơm đa vòng.
Ít ai biết rằng những món đồ nướng thơm ngon này lại là luôn có mặt trong danh sách các thực phẩm hàng đầu gây ung thư. (Ảnh minh họa).
3. Thực phẩm hun khói
Tương tự như các món nướng, những món ăn được chế biến theo phương pháp này đều có chứa chất acrylamide có khả năng gây ung thư cao.
Ăn thường xuyên những loại thực phẩm hun khói sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư thực quản và ung thư dạ dày tăng cao.
4. Thực phẩm chiên, rán
Không ít người vẫn thường cho rằng, nấu đồ chiên rán cần chế biến kỹ, thậm chí chiên rán nhiều lần để thực phẩm chín hoàn toàn mới có đủ vệ sinh.
Trên thực tế, những thực phẩm được chiên, rán quá kỹ hoặc chiên, rán nhiều lần cũng sẽ tạo ra chất acrylamide chứa chất độc thần kinh mạnh, gây ra nhiều biến chứng với não bộ và hệ thống sinh dục.
Hơn nữa, những thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây càng dễ dàng sản sinh acrylamide nếu được chế biến bằng phương pháp chiên, rán. Điều này lý giải tại sao khoai tây chiên luôn nằm trong danh mục những thực phẩm dễ gây ung thư được cảnh báo bởi các chuyên gia y tế.
Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến bằng phương pháp chiên, rán cũng là một trong những cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguy cơ gây ung thư. (Ảnh minh họa).
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Loại thực phẩm luôn nằm trong "danh sách đen" của các chuyên gia y tế này thường chứa những chất như nitrate, nitrite.
Những chất này được sử dụng để bảo quản các thực phẩm chế biến sẵn (đặc biệt là thịt) để giúp chúng có được hương vị luôn thơm ngon và lâu bị hư hỏng.
Trong điều kiện đặc biệt (đun nấu ở nhiệt độ cao), những chất này sẽ dễ dàng kết hợp với các gốc amin của thịt đã tạo thành nitrosamine có khả năng gây ung thư cao.
Bởi vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt bò khô, đồ hộp…
6. Thực phẩm bị mốc
Những loại lương thực như gạo, lúa mì, đậu, ngô, lạc… khi bị mốc sẽ sản sinh ra aflatoxin – một loại độc tố vi nấm có độc tính cao gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua. Hiện tại, aflatoxin được nhận định là chất hóa học có khả năng gây ung thư mạnh nhất.
Do tồn tại dưới dạng độc tố vi nấm, aflatoxin có khả năng sinh sôi rất nhanh, khó hòa tan trong nước và chịu nhiệt cao. Vì vậy, những biện pháp sơ chế thông thường như rửa sạch, đun sôi… đều không thể loại bỏ được loại độc tố nguy hiểm này.
Do đó, trong quá trình bảo quản thực phẩm, đặc biệt là đồ khô, bạn cần chú ý bảo quan đúng quy cách, tránh đặt ở những nơi ẩm mốc.
Khi thực phẩm đã có dấu hiệu bị mốc dù chỉ một bộ phận nhỏ, bạn cũng nên bỏ đi toàn bộ và tuyệt đối không tái sử dụng dưới mọi hình thức. (Ảnh minh họa).
7. Nước đun lại nhiều lần
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ 2 tiếng đồng hồ sau khi được đun sôi, nước lại dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, ta nên đảm bảo sử dụng nước ngay sau khi đun.
Đặc biệt, bạn cần tránh tình trạng đun đi đun lại nhiều lần. Hành động này vô tình làm tăng hàm lượng nitrite trong nước, khi uống vào cơ thể có khả năng hình thành amin nitrit – thành phần gây ung thư nguy hiểm.
*Theo Sina Health