Bất chấp sự phản đối của các nhà hoạt động môi trường, năng lượng hạt nhân đang trở thành vấn đề then chốt đối với an ninh quốc gia của nhiều quốc gia. Do vậy mọi thứ liên quan đến ngành, lĩnh vực sản xuất hay cung cấp năng lượng đều có được vị thế là một lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên nguồn uranium của hành tinh còn hạn chế, gần như toàn bộ trữ lượng được biết đến làm cơ sở cho việc sản xuất nhiên liệu hạt nhân chỉ tập trung trong tay 3 quốc gia.
Hiện tại Australia (1,7 triệu tấn), Kazakhstan (871 nghìn tấn) và Canada (589 nghìn tấn) nắm giữ hơn 60% trữ lượng uranium của thế giới. Trong đó quốc gia châu Đại dương nổi bật khi nắm trong tay nguồn tài nguyên lớn hơn cả hai nước tiếp theo trong danh sách cộng lại.
Những quốc gia có trữ lượng uranium lớn khác là Nga, Namibia, Nam Phi, Brazil, Niger và Trung Quốc - mỗi nước đều đóng góp đáng kể vào nguồn cung uranium của thế giới.
Theo ghi nhận, những hạn chế của kế hoạch sản xuất và cung ứng hiện tại cho thấy một nút thắt kinh tế và tất nhiên là lý do chính trị đối với nguồn dự trữ uranium hiện có, khiến những nhà cung cấp lớn có thể gây áp lực.
Trong bối cảnh của những báo cáo như vậy, nhiều người sẽ dễ dàng tin rằng có rất ít mỏ uranium. Nhưng nguyên liệu này thực chất lại khá dồi dào, cụ thể nó nhiều hơn cả vàng, bạc, và gần bằng trữ lượng thiếc trong vỏ trái đất.
Tin tức đáng khích lệ là dữ liệu phân bổ trữ lượng uranium hiện tại, dựa trên các mỏ đã được khám phá từ lâu và có khả năng sản xuất, là khả thi về mặt kinh tế.
Tổng lượng uranium trên thế giới vẫn chưa được tiết lộ chắc chắn nhưng các mỏ quặng mới luôn có thể được tìm thấy. Trên thực tế chỉ trong thập kỷ qua, trữ lượng được biết đến trên thế giới đã tăng khoảng 25% nhờ công nghệ tốt hơn giúp cải thiện nỗ lực thăm dò.
Dự đoán trên phần nào làm giảm lo ngại về tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân và lo ngại thiếu hụt nguyên liệu thô, đồng thời cũng làm giảm rủi ro xung đột địa chính trị giữa các quốc gia quan tâm.
"Ngân hàng" uranium cho các lò phản ứng hạt nhân trên khắp thế giới.