Chúng ta đều biết rằng sói là loài động vật hoang dã rất đáng sợ. Khi phát hiện con mồi ở gần, nó sẽ không ngần ngại tấn công.
Mặc dù hiếm khi gặp sói ở khu vực thành thị nhưng con người có khả năng đụng độ chúng ở các vùng hẻo lánh, gần núi rừng.
Trái với phản ứng của nhiều người - là thấy hoảng sợ và mong bỏ chạy càng nhanh càng tốt - người xưa lại khuyên rằng, không nên sợ hãi khi gặp sói, chỉ cần có nắm muối mang theo người là có thêm cơ hội để thoát hiểm nguy.
Nhưng điều kiện để "chiến thắng" cũng không phải dễ dàng: Ném muối lên mũi hoặc mắt của sói.
Vậy vì sao?
Theo các nhà khoa học, loài sói có khứu giác cực kỳ nhạy bén. Phần trước mũi của nó thường ướt - giống mũi của nhiều loài chó khác - đây là phần niêm mạc được bao phủ bởi rất nhiều tế bào có thể nhận biết mùi khác nhau trong không khí.
Nếu chiếc mũi nhạy bén và ẩm ướt đó bị dính muối (vốn có độ mặn cao) sẽ nhanh chóng khiến đầu mũi chó mất nước và trở nên khô hơn.
Khi đó, chó sói không chỉ mất khả năng đánh hơi (mất khứu giác tạm thời) mà còn thấy đau đớn. Bằng cách này, con sói sẽ vô thức cho rằng “kẻ thù” trước mặt không dễ đối phó nên nó sẽ lập tức bỏ đi.
Nhưng rõ ràng con sói vốn tấn công rất nhanh, nên cơ hội để một người bình thường dùng muối phản công hiệu quả theo cách trên là không nhiều. Chưa kể, sói thường săn theo bầy đàn, nên tình huống một đối một (1 người và 1 sói) cũng ít có khả năng xảy ra.
Có thể, ý nghĩa thực tế của kinh nghiệm này nằm ở việc sẽ tăng cơ hội "người thắng sói" nếu là đi đông người, chuẩn bị nhiều phương tiện hoặc vũ khí hỗ trợ (đề phòng gặp sói), trong đó bao gồm cả muối dự trữ.
Các nhà khoa học nhận định, sói thường không chủ động tấn công con người, bởi trong suốt quá trình tiến hóa lâu dài, sói biết rằng con người không dễ đối phó. Tuy vậy, cũng không nên chủ quan mà chọc giận chúng hay đi vào rừng sâu, rừng già một mình mà không có biện pháp phòng hộ.
Tham khảo: Sohu