Chỉ có một lý giải duy nhất cho những điều đẹp đẽ này này là vì sự hào sảng đã nằm sẵn trong huyết quản của mỗi người dân Việt. Từ các mô hình: "Bếp ăn từ thiện", "Quán cơm 2.000 đồng", "Trà đá miễn phí", "Bịch gạo miễn phí", "Bánh mì", "Quần áo miễn phí"… được nhân rộng khắp nơi cho đến những lần đóng góp từ thiện cho bà con vùng lũ, những số phận cơ nhỡ, những lần trao tặng vé xe, vé máy bay cho những người lao động…
Chưa ai thống kê được hàng năm, người Việt đã chi bao nhiêu tiền cho các hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, không cần sự thống kê của những con số, những câu chuyện người với người giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau vẫn diễn ra mỗi ngày.
Từ những ổ bánh mì, thùng trà đá, tủ thuốc từ thiện
Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, những tủ bánh mì, thùng trà đá miễn phí hiện diện ở các tuyến đường để "tiếp sức" cho người dân.
Những bình trà đá miễn phí được bày trước cửa nhà, ở những nơi thuận tiện để ai có mệt mỏi, tạt ngang uống ly trà đá không tốn cắc bạc nào sẽ thấy lòng cũng nhẹ nhàng hơn trong cái nắng nôi, tất bật của mưu sinh.
Người đi đường có thể uống và đổ đầy chai nước mang theo, chủ nhân của những bình trà đá này rất chăm chút, ý tứ, hễ bình nước vơi đi là vội châm đầy ngay để những người qua đường không ngại ngùng.
Một du khách nước ngoài thích thú trước bình trà đá miễn phí trên lề đường.
Đối với những người nghèo còn nặng gánh mưa sinh, một bữa ăn sáng lót lòng, một bữa trưa ăn vội có khi là điều xa xỉ. Những tủ bánh mì với dòng chữ: "Bánh mì từ thiện, mỗi người một ổ" với những chiếc bánh được xếp ngay ngắn trong tủ kính và dễ lấy là sự trợ giúp kịp thời cho những người nghèo thường xuyên lỡ bữa.
Một tủ bánh mì với những ổ bánh được xếp ngay ngắn, bên cạnh còn có thêm sữa đặc có đường và một bình nước trên một con phố ở Hà Nội.
Hết trà đá miễn phí, bánh mì… thì đến tủ thuốc miễn phí, tặng cơm từ thiện... Tính cách hào sảng như có sẵn trong huyết quản, người Việt chia sẻ với nhau bằng nhiều cách, cứ tự nhiên mà không cần đáp trả.
Trong một con hẻm nhỏ giữa Sài Gòn rộng lớn, tủ thuốc miễn phí với đầy đủ các loại thuốc cảm, sốt, nhức đầu do người dân mỗi người góp một ít mà thành để phòng khi ai đó đau ốm có thể ghé ngang lấy uống.
Và những "món quà" ấm lòng ngày Tết
Tết đã đến thật gần, nhưng đối với những lao động nghèo lao động ở các thành phố lớn, hầu hết là những bà con xa quê, mỗi mùa Tết là một mùa lo, ngoài cơm áo gạo tiền, vé xe, vé máy bay về Tết còn là nỗi canh cánh về một cái Tết đủ đầy hơn cho gia đình. Thế nhưng nỗ lo đó đã vơi đi nhiều vì đã có rất nhiều "người khác" san sẻ giúp.
Giữa dòng người ngược xuôi tất bật những ngày giáp Tết, trên đường phố vẫn có những hình ảnh đẹp như thế này. Quà Tết miễn phí là những bịch gạo được trao tặng rất chân thành mà cả người trao và người nhận đều vui.
Những năm gần đây, những chuyến xe hỗ trợ người lao động, sinh viên về quê đón Tết ngày một nhiều. Năm nay, chương trình "Về nhà ăn Tết"do Bia Sài Gòn tổ chức cũng đã trao tặng 1.000 vé máy bay cho những người lao động có thành tích tốt trong công việc. Nhờ những chương trình ý nghĩa này, nhiều người con xa quê đã có thể kịp trở về quây quần với gia đình trong ngày Tết.
Là một thương hiệu thuần Việt, Bia Sài Gòn luôn tự hào khi góp phần nhân lên và lan tỏa niềm tự hào đối với những nét đẹp đáng tự hào của người Việt. Những ngày cuối năm đang đến gần, hãy cùng bia Sài Gòn uống mừng những giá trị đẹp của người Việt. Hãy #UongMungVietNam, uống mừng sự hào sảng vẫn chảy trong huyết quản của mỗi người con đất Việt.
Tính cách hào sảng , san sẻ với người khác là điều tưởng chừng đơn giản nhưng khiến Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế và chứa đựng sức mạnh tiềm tàng, để mỗi người Việt sống tử tế và thêm tự tin thực hiện những điều lớn lao hơn.
Bia Sài Gòn Tết.