Người Trung Quốc cảnh báo: "Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta"

Hoài Giang |

Bài viết được đăng tải trên Sohu (Trung Quốc) ít giờ trước.

Công trình thế kỷ của Trung Quốc đang bị uy hiếp

Dự án Đập Tam Hiệp là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới và cũng là một trong những dự án đầy tham vọng và gây tranh cãi nhất của Trung Quốc.

Dự án không chỉ là 34 tuabin phát điện có tổng công suất 22,5 triệu kilowatt, mà còn bao gồm một hệ thống kiểm soát thủy lợi đa chức năng trên và xung quanh con đập dài 2.309 m, cao 185 m.

Tuy nhiên đã 20 năm kể từ khi nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp bắt đầu phát điện (2023) và công trình vĩ đại này đang phải đối mặt với một vấn đề không thể bỏ qua.

Đó là kể từ khi hồ chứa nước Tam Hiệp được xây dựng, vấn đề bồi lắng cũng song hành với nó và mỗi năm lại thêm một tồi tệ hơn.

Theo thống kê trong giai đoạn từ 2003 đến 2019, khu vực hồ chứa đã bồi lắng hơn 1,8 tỷ tấn phù sa và lượng phù sa này vẫn đang tăng với tốc độ 100 triệu tấn mỗi năm.

Người Trung Quốc cảnh báo: Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Phù sa ảnh hưởng gì đến đập Tam Hiệp?

Lượng phù sa bồi lắng này mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến hoạt động ổn định của đập Tam Hiệp.

Đầu tiên, thể tích phù sa bồi lắng tăng lên đồng nghĩa với giảm dung tích hữu ích của hồ chứa nước.

Việc giảm dung tích này sẽ tiếp tục làm giảm khả năng điều tiết nước, cuối cùng ảnh hưởng đến vai trò của hồ trong việc tích nước và kiểm soát lũ.

Việc hồ chứa nước không thể điều tiết hiệu quả trong mùa lũ sẽ làm tăng nguy cơ ngập lụt ở vùng trung và hạ du sông Dương Tử.

Đây là khu vực đông dân cư và kinh tế phát triển và một khi năng lực điều tiết của Tam Hiệp bị suy giảm, các đợt lũ lụt lớn sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Thứ hai, phù sa bồi lắng cũng sẽ làm giảm hiệu suất phát điện. Lượng phù sa lớn tích tụ trong hồ sẽ làm chậm dòng chảy và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tuabin.

Người Trung Quốc cảnh báo: Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nguồn điện. Nền kinh tế Trung Quốc có nhu cầu điện rất lớn và thủy điện Tam Hiệp đóng vai trò then chốt trong đó.

Nếu hiệu suất phát điện suy giảm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thứ ba, phù sa bồi lắng cũng sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Một lượng lớn chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến sự sống còn của đời sống thủy sinh.

Đồng thời, các chất ô nhiễm có trong phù sa cũng có thể gây ô nhiễm thứ cấp, phá hủy sự cân bằng sinh thái của lưu vực sông Dương Tử.

Cuối cùng, phù sa cũng có nguy cơ làm tắc nghẽn các công trình hồ chứa. Nếu bị bồi lắng quá mức, phù sa sẽ khiến kết cấu cửa xả bị kẹt, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đập.

Ngoài ra, khu vực thượng nguồn hồ chứa nước Tam Hiệp hiện bị xói mòn nghiêm trọng, vào mùa lũ một lượng lớn phù sa sẽ theo nước mưa trôi vào hồ chứa.

Trong tương lai, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến lượng mưa trong khu vực tăng lên, làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn đất.

Có thể nói, hiện tượng bồi lắng đã trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn đối với hồ chứa nước Tam Hiệp và cần có biện pháp kịp thời.

Người Trung Quốc cảnh báo: Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta - Ảnh 3.

Không ảnh khu vực Dự án Tam Hiệp.

Cho phép hút cát có phải là giải pháp?

Các chuyên gia Trung Quốc đã nhận ra vấn đề về bồi lắng ngay từ khi Dự án Tam Hiệp được phê duyệt.

Tuy nhiên do là một dự án thế kỷ, lợi ích của nó vẫn vượt xa cái giá phải trả và vì vậy Trung Quốc vẫn quyết định không cho phép khai thác cát mà tìm kiếm các giải pháp khác bền vững hơn.

Mặc dù quyết định này đã gây ra tranh cãi nhưng rõ ràng việc mở cửa khai thác cát có thể dẫn đến một loạt tác động tiêu cực.

Đầu tiên là việc khai thác cát có thể làm trầm trọng thêm vấn đề bồi lắng ở hồ chứa nước Tam Hiệp.

Thứ hai, khai thác cát có thể gây thiệt hại cho đời sống thủy sinh và ảnh hưởng mạnh hơn tới chất lượng nước.

Ngoài ra, hoạt động khai thác và vận chuyển cát có thể gây ra hàng loạt tác động tiêu cực đến môi trường.

Đồng thời việc cho phép khai thác cát cũng có thể dẫn đến cạnh tranh và hủy hoại môi trường, kết quả là những thách thức lớn hơn cho việc quản lý và bảo vệ.

Người Trung Quốc cảnh báo: Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Trung Quốc sẽ làm gì?

Để giải quyết vấn đề lắng đọng phù sa mà hồ chứa nước Tam Hiệp đang gặp phải, Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp.

Đầu tiên, đó là tăng lưu lượng và nâng cao hiệu quả xả nước để giảm tích tụ phù sa trong hồ chứa. Ngoài ra các kỹ thuật thủy lợi khác cũng đã được áp dụng để giảm lượng phù sa xâm nhập hồ chứa nước.

Thứ hai, đó là tăng cường công tác bảo tồn đất và nước ở khu vực thượng nguồn nhằm làm giảm lượng phù sa vào hồ chứa nước thông qua phục hồi thảm thực vật.

Và về lâu dài, công tác này sẽ ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp giảm lượng phù sa đổ vào hồ chứa nước Tam Hiệp.

Cuối cùng đó là ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập hệ thống giám sát, theo dõi phù sa và dòng chảy trong hồ chứa để hiểu rõ hơn và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể thấy việc kiểm soát bồi lắng không phải là vấn đề có thể giải quyết một lần và cần phải được theo dõi, nghiên cứu và cải tiến liên tục.

Người Trung Quốc cảnh báo: Đã đạt 1,8 tỷ, mỗi năm tăng 100 triệu... hiểm họa đang đến gần công trình thế kỷ của ta - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại