Người thầy một tay gieo chữ nơi vùng khó

Nguyễn Trung, Quang Nam |

Mất cánh tay phải vì tai nạn lúc 5 tuổi nhưng không cam chịu tật nguyền, thầy giáo Đỗ Thế Tùng đã phấn đấu vươn lên trở thành một giáo viên dạy giỏi.

Đã 13 năm, thầy giáo Tùng gắn bó với mái trường ở xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Từ một trẻ khuyết tật, cố gắng học giỏi để thi đỗ đại học và đứng trên bục giảng là một hành trình gian nan với bao phen nản chí.

''Nhờ các thầy cô, bạn bè, có những tờ báo nói về những người tàn tật nhưng có ý chí nghị lực vươn lên, đặc biệt là những bài báo về câu nói nổi tiếng của Bác ''tàn nhưng không phế'' và đó cũng là động lực giúp tôi tự tin hơn và để tôi có nghị lực phấn đấu'', thầy giáo Đỗ Thế Tùng, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Lâm Ca, Đình Lập, Lạng Sơn chia sẻ.

Người thầy một tay gieo chữ nơi vùng khó - Ảnh 1.

Tâm huyết với nghề, giỏi về chuyên môn, thầy Tùng còn luôn đóng góp nhiều ý tưởng có tính đột phá để nâng cao chất lượng dạy học của trường. Thấy có học sinh bỏ học, thầy Tùng không chỉ đến tận nhà vận động gia đình cho con em quay lại lớp mà còn chỉ bảo tận tình để các em gắn bó với trường.

''Trên lớp thầy giảng rất dễ hiểu, giúp cho các bạn hiểu bài nhanh. Thầy dạy theo lối riêng của thầy. Những giờ trên lớp không hiểu bài, thầy sẽ xuống dạy thêm để các bạn hiểu bài hơn'', em Hoàng Thị Mỹ Duyên, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Lâm Ca cho biết.

Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, thầy Tùng đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc với sự nghiệp giáo dục.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại