Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’

MINH NGUYỆT |

Ở các thành phố lớn nơi “đất chật, người đông”, mọi không gian riêng đều trở nên bị hạn chế. Tại các thành phố này, không phải ai cũng đủ điều kiện để có một không gian sống rộng rãi, tiện nghi. Bởi vậy mà những căn hộ với diện tích nhỏ, vừa đủ là sự lựa chọn của nhiều gia đình.

Các không gian sống đều được tính toán một cách chi tiết, tỉ mỉ để làm sao đạt được tiện ích lớn nhất.

Với những căn hộ nhỏ, không gian có hạn, việc sắp xếp đồ đạc trong nhà là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu gia chủ biết “tối giản”, sắp xếp đồ đạc hợp lý, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn rất nhiều. Nhưng ngược lại, với diện tích không gian có hạn, trong khi đồ đạc trong nhà lại quá nhiều, bố trí không hợp lý khiến căn nhà trở nên rất bừa bộn và bí bách.

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 1.

Thực trạng những căn nhỏ nhưng chứa quá nhiều đồ đạc không phải điều quá xa lạ. Có những món đồ đã không còn sử dụng được hay dùng được nhưng cả năm không dùng đến, nhiều người vẫn không muốn bỏ đi vì tiếc.

Show truyền hình thực tế Là Nhà với sự đồng hành của Nhà tài trợ Bạc NIPPON đã chia sẻ câu chuyện về anh Lê Đình Lê - nhân vật sở hữu ngôi nhà điển hình của cư dân đô thị.

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 2.

Căn nhà này của anh Lê rộng 58m2, là nơi gia đình anh đã gắn bó được 10 năm nay. Với số lượng 4 thành viên trong gia đình hiện tại cộng thêm đồ đạc, từ đồ mới đến đồ cũ giữ từ năm này qua năm khác khiến các thành viên trong nhà đều không có không gian riêng tư và tổng quan căn nhà trở nên bí bách, chật chội.

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 3.

Nhìn vào căn nhà của anh Lê, phần lớn mọi người đều nhận xét rằng nhỏ vì có quá nhiều đồ và không có chỗ chứa đồ. Kiến trúc sư Hoàng Minh nhận xét: “Chủ nhà sống rất tình cảm, vì anh không bỏ được món đồ nào, đồ nào cũng có hơn, giữ đi bỏ nó phí".

Vợ của anh Lê Đình Lê - chị Hà Phương chia sẻ rằng: "Không gian nhà nhỏ, dân số nhà lớn lên, nhà lại bé đi. Đồ đạc cũng nhiều hơn mỗi ngày. Cách đây khá lâu, các con không có nhu cầu nhiều, mình thấy chấp nhận được. Nhưng con lớn, mình thấy có sự bức bí. Bạn lớn đang tuổi dậy thì, bạn bé cũng đã lớp 3 rồi. Hai bạn là hai giới tính khác nhau nên cũng có nhu cầu có không gian riêng. Đặc biệt là bạn lớn, bạn đã khác nhiều rồi, cũng tỏ ra bức bối khi em trai bừa chỗ này, chỗ kia".

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 4.

Với mong muốn có một không gian sống thoải mái, rộng rãi cho cả gia đình, anh Lê đã nhờ kiến trúc sư cải tạo lại toàn bộ căn nhà. Nếu nhà ở trạng thái cũ đồ đạc quá nhiều, lỉnh kỉnh, gây cảm giác chật chội thì căn nhà sau khi cải tạo trở nên rộng rãi hơn rất nhiều,  mặc dù vẫn cùng một diện tích 58m2. Ở trạng thái mới, đồ đạc trong nhà đều tối giản hơn và được “giấu đi” một cách thông minh, khiến không gian rộng, thoáng hơn rất nhiều.

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 5.

Không chỉ riêng gia đình anh Lê gặp tình trạng diện tích sinh hoạt thì có hạn nhưng đồ đạc thì quá nhiều, chị N.T.A ở Hà Nội cũng gặp phải trường hợp này. Chị chia sẻ: “Tôi sống một mình trong một căn hộ rộng khoảng hơn 30 m2. Là một người thích mua sắm, tôi mua rất nhiều đồ đạc, cứ cái gì trông xinh xắn, thích là tôi mua. Dần dần, đồ đạc trong nhà tôi ngày càng nhiều. Trước kia, khắp các ngõ ngách trong phòng không chỗ nào mà tôi không để đồ. Có những món đồ chẳng bao giờ tôi dùng tới, nhưng cũng không muốn bỏ nó đi. Nhiều lúc tôi cảm thấy nhà mình rất bí bách vì có nhiều đồ đạc”.

 Người thành phố cũng ‘khóc’: Diện tích sinh hoạt hạn chế trong khi đồ đạc ngày càng ‘sinh sôi nảy nở’ - Ảnh 6.

Chị N.T.A cho biết thêm, khi nhận ra không gian sống của mình trở nên chật chội vì đồ đạc trong nhà nhiều quá, chị đã tìm hiểu các cách bố trí đồ đạc hợp lý. Đồng thời, chị thừa nhận, mình đã sống tối giản hơn, bỏ đi những món đồ không cần thiết và chỉ mua thứ gì thật sự cần. “Sau một thời gian tối giản hóa đồ đạc trong nhà, biết cách sắp xếp đồ đạc thông minh, căn phòng của mình trở nên rộng hơn rất nhiều”, chị N.T.A nói.

Một căn nhà dù nhỏ bé vẫn có thể mang một diện mạo thoáng đãng, tiện nghi, tinh tế nhờ việc bài trí, sắp xếp đồ đạc.

Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

Là Nhà sẽ phát vào 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3 và 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp.

Chương trình được sản xuất bởi WOWMedia cùng Nhà phát triển BĐS Văn Phú - Invest (VPI); Nhà tài trợ Kim Cương Panasonic ; đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro và VTV; đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor; đồng thời đưa tin trên ELLE Decoration , Group Nghiện Nhà và Happynest .

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại