Vào năm 2010, bà Quách Mẫn (khi đó 56 tuổi, sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc) đã gây chấn động dư luận khi quyết định sinh con ở tuổi ngũ tuần. Hành động táo bạo này của bà không chỉ phá vỡ quan niệm truyền thống về gia đình mà còn dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt về tình mẫu tử, trách nhiệm gia đình và các vấn đề đạo đức xã hội.
Sinh con lần ba vì con trai không chịu kết hôn
Quyết định của bà Quách xuất phát từ nỗi lo lắng về việc nối dõi gia đình. Bà đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và chứng kiến con gái ra đi. Sau khi tái hôn, bà sinh được một người con trai. Tuy nhiên chàng trai khi đó đã 36 tuổi nhưng vẫn chưa chịu kết hôn. Chứng kiến con không chịu lập gia đình, Quách Mẫn quyết định một lần nữa sinh con, vừa để lấp đầy khoảng trống trong lòng, vừa là tìm kiếm chỗ dựa cho tuổi già, nối dõi tông đường. Bà bất chấp rủi ro khi mang thai ở độ tuổi U60.
Tuy nhiên, quyết định của bà Quách vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Rủi ro sức khỏe khi mang thai ở tuổi cao, áp lực tài chính và những lời gièm pha từ xã hội đã khiến hành trình thực hiện thiên chức làm mẹ lần ba của bà vô cùng gian nan.
Khi 54 tuổi, Quách Mẫn tình cờ đọc được trên báo tin tức về một phụ nữ 60 tuổi ở Nhật Bản sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bà nảy ra một ý nghĩ: "Liệu mình có thể không?". Điều đáng ngạc nhiên bác sĩ phát hiện, bà dù đã ngoài 50 nhưng cơ thể vẫn rất khỏe mạnh và đáp ứng được khả năng sinh sản. Vì vậy, bà quyết định mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm.
Vào tháng 4/2010, Quách Mẫn đã hạ sinh một cặp song sinh bằng phương pháp sinh mổ.
Niềm vui chưa kéo dài được bao lâu, bố của hai đứa trẻ phải nhập viện vì cơn nhồi máu não. Gánh nặng nuôi con và gia đình hoàn toàn đổ lên vai Quách Mẫn. Để trang trải cuộc sống, bà làm nhiều công việc cùng một lúc, làm việc ngày đêm không quản nhọc nhằn để mang lại cuộc sống ấm no cho các con. Bà cũng từ chối lời đề nghị xin nhận con nuôi của người khác
Sự kiên cường và dũng cảm của bà Quách khiến nhiều người cảm phục, đồng thời nhận ra sự vĩ đại và vị tha của tình mẫu tử. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu thương của bà Quách cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Tình yêu thương hay sự ích kỷ?
Một số người cho rằng quyết định của bà Quách là quá ích kỷ, không tính đến lợi ích lâu dài của những đứa trẻ. Họ cho rằng khi những đứa trẻ lớn lên, người mẹ già yếu có thể không đủ khả năng chăm sóc và hỗ trợ, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hai đứa bé.
Nhiều người khác bày tỏ sự nghi ngờ về điều kiện kinh tế của bà Quách. Họ cho rằng với thu nhập và điều kiện sống hiện tại, bà khó có thể nuôi dạy hai đứa con.
Ngược lại, cũng có không ít người ủng hộ quyết định của Quách Mẫn. Họ tin rằng bà đã dùng hành động của mình để chứng minh cho tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Mặc dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, bà vẫn kiên quyết sinh con và nuôi dạy chúng. Tinh thần này rất đáng được ngưỡng mộ. Họ ca ngợi sự kiên cường và ý chí mạnh mẽ của bà mẹ sinh con ở tuổi ngũ tuần và tin rằng điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều người khác dũng cảm đương đầu với thử thách trong cuộc sống.
Nhìn chung, quyết định của bà Quách vừa có lý do chính đáng, vừa tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bà mong muốn được tiếp nối dòng tộc, điều này đã thôi thúc bà đưa ra quyết định sinh con.
Tuy nhiên, không phải ai ở độ tuổi của bà cũng có thể sinh con như vậy. Vấn đề môi trường sống và tương lai của những đứa trẻ, làm thế nào để các bé được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh cũng là một bài toán lớn.
Đối với lựa chọn của bà Quách, chúng ta nên có cái nhìn khách quan và lý trí. Vừa tôn trọng quyết định và quyền lợi cá nhân của bà, vừa quan tâm đến những khó khăn và thách thức mà bà phải đối mặt.
Theo Sohu