Người phụ nữ khuyết vòng 1 và câu chuyện lan tỏa khát vọng sống

An Nhiên |

4 năm sống chung với Ung thư, phải cắt bỏ một bên vú phải, năm ngoái còn ngồi xe lăn tưởng chừng không qua khỏi vì di căn xương chậu, ấy vậy mà người phụ nữ này đang là ngọn lửa truyền cảm hứng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư bởi một tinh thần thép và nghị lực vượt qua bệnh tật.

Người phụ nữ lan tỏa khát khao sống

Gặp lại người phụ nữ được mệnh danh "bác sĩ Hoa Súng" của bệnh viện Ung bướu Hà Nội tại sự kiện tọa đàm khoa học "Ung thư không phải dấu chấm hết" vừa được tổ chức thành công tại Huế, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước sự thay đổi lớn của chị.

Nếu gặp chị Trần Thị Cẩm Bào "của ngày hôm qua" với mái đầu trọc lốc, cánh tay phải phù lớn, làn da sạm đen thì sẽ chẳng ai nhận ra "bác sĩ Hoa Súng" của ngày hôm nay, cánh tay bị phù đã nhỏ lại, da dẻ trắng hồng hơn, cân nặng ổn định 64kg, mái tóc đã dày và đen hơn cùng nụ cười rạng rỡ.

Chị không giấu nổi giọt nước mắt hạnh phúc khi chia sẻ lại quãng thời gian 4 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú đầy máu và nước mắt, có niềm tin chiến thắng chen lẫn những phút giây yếu lòng tuyệt vọng.

Ấy vậy mà nhờ niềm khát khao sống, tình cảm to lớn từ phía người chồng tuyệt vời, chị đã và đang truyền cảm hứng sống cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư trên khắp cả nước, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Người phụ nữ khuyết vòng 1 và câu chuyện lan tỏa khát vọng sống - Ảnh 1.

Chị Cẩm Bào tại tọa đàm Ung thư không phải dấu chấm hết tại Huế/

Đón nhận "án tử" một cách nhẹ nhàng

Nữ nhà báo Trần Thị Cẩm Bào từng là một cây viết xuất sắc tại tạp chí Tri Thức&Công nghệ, giữ chức Phó Ban Thư ký tòa soạn, đang ở thời kỳ sự đỉnh cao, ngòi bút sắc bén, thăng hoa, nhận được sự yêu mến rất lớn từ đồng nghiệp và độc giả, thì tin dữ ập đến.

"Cuối năm 2012, khi tắm bỗng thấy một vùng da ngực có màu hồng, nghi có chuyện chẳng lành, tôi đến ngay bệnh viện K để thăm khám. Hôm sau nhận được kết luận bị ung thư vú giai đoạn 2, có 20 hạch, trong đó 10 hạch đã di căn." – giọng chị nghẹn ngào hơn khi nhắc đến biến cố cách đây 4 năm.

Chị kể, lúc ấy đầu óc chị trống rỗng, chẳng biết buồn hay vui. Nhưng rồi chị tự trấn an mình, bình thản đón nhận nó một cách nhẹ nhàng và coi đây như một ngã rẽ trong cuộc sống.

Người phụ nữ khuyết vòng 1 và câu chuyện lan tỏa khát vọng sống - Ảnh 2.

Anh Phạm Trung Tâm luôn dành thời gian để chăm sóc vợ

Tháng 1/2013, chị Cẩm Bào tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một bên vú phải tại bệnh viện K2 rồi chuyển sang bệnh viện TW Huế truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ khiến cơ thể suy kiệt. "Tôi không ăn uống gì được, khó thở, cơ thể đau nhức, cái đầu trọc lốc, căng thẳng và giảm cân trầm trọng".

Tháng 7/2013 chị được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng đến tháng 3/2016 tái khám định kỳ, nồng độ CA15-3 tăng lên quá mức, phát hiện di căn xương chậu, các bác sĩ chỉ định nhập viện ngay tức thì để tiến hành 18 lần truyền hóa chất khiến cơ thể đau nhức, tê liệt, phải đi lại bằng xe lăn

Chị cười: "Lần thứ 2 tôi nghĩ chắc chắn mình không qua khỏi. Thế nhưng chính trong lúc tuyệt vọng nhất, chồng và con gái đã nắm chặt tay tôi suốt đêm, lúc ấy tôi biết mình chỉ có 1 lựa chọn là phải chiến đấu đến cùng vì chồng con".

Bí quyết sống khỏe "4 chữ T"

Và chỉ 5 tháng sau sức khỏe chị Cẩm Bào đã ổn định trở lại. Chị nói: "Chứng kiến không ít bệnh nhân ra đi không phải vì ung thư mà do áp dụng những phương pháp thiếu căn cứ khoa học như uống lá đu đủ, xạ đen, xáo tam phân…gây viêm loét dạ dày nặng, hay phương pháp nhịn ăn mà họ gọi là "bỏ đói tế bào ung thư" khiến họ tử vong vì suy kiệt, tôi càng quyết tâm chia sẻ bí quyết của mình nhiều hơn nữa".

Chị kể về bí quyết "4 chữ T" của mình: Chữ T thứ nhất là tinh thần: Cần giữ thái độ lạc quan, vui vẻ, không nên suy sụp, hoảng loạn; chữ T thứ 2 là thể dục, thể thao; chữ T thứ 3 là thuốc: Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của các y bác sỹ; chữ T thứ 4 là thảo dược.

Trong quá trình hóa trị, xạ trị, cơ thể bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, lở loét…Chính vì thế việc lựa chọn một thảo dược giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị là điều đặc biệt cần thiết.

Chị cũng quan niệm việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phải được nghiên cứu khoa học bài bản bởi các viện nghiên cứu lớn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

"Tôi may mắn có được người bạn thân làm công tác nghiên cứu khoa học là TS Hà Phương Thư, viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KHCNVN. Cô ấy có nhiều năm học tập, công tác tại Nhật và Pháp, rất thành công với đề án "Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư". Trước khi đề án này được công bố hồi đầu tháng 10 tại Viện Hàn lâm KHCNVN thành sản phẩm CumarGold Kare, tôi đã được trải nghiệm phức hệ Nano FGC trước gần 2 năm. Bây giờ thì chuyển sang uống hẳn CumarGold Kare, hiệu quả thật sự ngoài mong đợi".

Chị kể sau 18 đợt truyền hóa chất phải ngồi xe lăn, chị uống CumarGold Kare và vô cùng ngạc nhiên khi sau hóa trị cơ thể phục hồi nhanh, chị đi lại được không cần dùng xe lăn, tóc bắt đầu mọc trở lại, ăn uống ngon miệng hơn, tăng liền 2 kg, gia đình và các y bác sỹ vô cùng bất ngờ.

Thế là bí quyết ấy, tinh thần ấy, chị lại mang san sẻ cho tất cả bệnh nhân ung thư trong bệnh viện ung bướu Hà Nội. Chị Lâm Thị Nhu (Hà Nội) tâm sự: "Câu chuyện chị Bào bước được từ chiếc xe lăn xuống là điều đáng kinh ngạc. Chị là tấm gương sáng về ý chí và niềm tin cho các chị em không may bị ung thư vú như chúng tôi. Bởi vậy mới nói, khi bạn còn niềm tin, bạn vẫn còn cơ hội sống".

Để được chia sẻ thêm thông tin, độc giả liên hệ trực tiếp chị Trần Thị Cẩm Bào theo số 0165.441.6175 hoặc gọi về tổng đài miễn cước 1800.1796.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại