Chị Tô năm nay ngoài 30 tuổi, đang làm nhân viên văn phòng tại 1 công ty khá lớn ở Hồ Nam, Trung Quốc. Cách đây vài ngày, chị xin nghỉ làm vì mệt mỏi trong người. Nhưng ở nhà buồn chán nên chị bắt đầu dọn dẹp khắp nơi. Đến buổi trưa, mệt quá liền theo thói quen ngồi ngủ ngay trên bàn.
Vì ở nhà nên chị được ngủ trưa lâu hơn trên văn phòng, tận hơn 1 tiếng sau mới giật mình tỉnh giấc. Không ngờ phát hiện cánh tay và bàn tay bên phải không còn cảm giác gì, cũng không cử động được.
Chị Tô hết xoa bóp, bôi dầu lại dùng tay trái nâng tay phải lên xuống tập thể dục để máu lưu thông. Lúc đầu, chị nghĩ là do lâu không vận động lại gối đầu ngủ lâu quá nên bị tê, 1 lát sẽ hết. Tuy nhiên, 30 phút trôi qua mà vẫn không có gì thay đổi. Chị hoảng hốt bắt taxi đến bệnh viện kiểm tra.
Tại đây, bác sĩ cho biết chị bị tổn thương dây thần kinh hướng tâm vùng chi trên bên phải. Chị Tô vô cùng hoang mang, vừa sợ mình mãi mãi bị liệt cánh tay lại vừa không hiểu tại sao chỉ nằm ngủ 1 lúc có thể gây bệnh nguy hiểm như vậy. Huống hồ chị vẫn làm như vậy thường xuyên trong nhiều năm qua mà không sao.
Ngủ gục trên bàn gây hại nhiều hơn chúng ta nghĩ
Thấy chị Tô òa khóc, các y bác sĩ có mặt đều cố gắng an ủi và giải thích cặn kẽ từng chút một. Theo đó, dây thần kinh hướng tâm chạy dọc theo mặt dưới của cánh tay, điều khiển chuyển động của cơ tam đầu nằm ở bắp tay trên, có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác. Khi dây thần kinh hướng tâm bị thương, cơ thể bị rối loạn vận động và cảm giác.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây thần kinh hướng tâm gồm: lực kéo hoặc lực chèn ép, gãy xương do chấn thương và chấn thương do phẫu thuật. Đôi khi, việc gối đầu lên cánh tay khi ngủ trong thời gian dài khiến dây thần kinh hướng tâm bị chèn ép, dẫn đến tổn thương như trường hợp của chị Tô.
May mắn là chị kịp thời đến bệnh viện, nếu không có thể bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất. Như vậy sẽ dẫn tới teo cơ vùng điều khiển, biến dạng co cứng ngón tay và khớp cổ tay, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm của bàn tay.
Bác sĩ cũng cho biết, quá trình hồi phục sau chấn thương dây thần kinh hướng tâm tương đối chậm. Nên thử các biện pháp phục hồi chức năng trước, nếu không hiệu quả mới tiến hành phẫu thuật. Đối với chấn thương do bị chèn ép như chị Tô, các yếu tố vật lý như sóng siêu ngắn, kích thích điện chức năng, châm cứu gò má và tập luyện chức năng tự thân được ưu tiên.
Ảnh minh họa
Đáng mừng là chị hồi phục rất nhanh nên không cần phải nhờ đến phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng đây thật sự là hồi chuông cảnh tỉnh đáng để lan tỏa đến nhiều người. Bởi vì có rất nhiều người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng và học sinh, sinh viên đang mắc phải sai lầm giống như chị Tô.
Ông cũng nhắc nhở, dù không gối đầu lên tay thì tư thế ngủ gục trên bàn có rất nhiều tác hại. Kiểu ngủ này tác động xấu đến xương, làm cong vẹo cột sống, gây khó khăn cho hô hấp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não và các bệnh về huyết khối, tim mạch.
Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến mắt như dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh, loạn thị hoặc cận thị. Còn khiến dạ dày và hệ tiêu hóa bị nhiều áp lực, lâu ngày gây ra viêm dạ dày mãn tính. Đặc biệt, với nữ giới, dễ tác động nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nguồn và ảnh: Ifeng, Aboluowang, QQ