Làm sao biết được con cọp chết, theo logic thông thường mà nói, cọp mà nhìn thấy heo sẽ trực tiếp cắn nó, như vậy mới phù hợp với bản tính của cọp, cũng phù hợp với thực tế, nhưng kỳ lạ ở đây là con cọp lại mới là con vật chết, rất nhiều người cảm thấy khó hiểu với câu hỏi này.
Tuy nhiên, vẫn có một ứng viên rất nhanh trí, sau khi trả lời câu hỏi này, anh đã lập tức được tuyển dụng. Đây là câu trả lời của ứng viên này:
Đã từng có một câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi này trên Internet, đó là: "chỉ con heo mới biết". Nhưng nếu đứng ở vị trí của nhà tuyển dụng, tôi nhất định không muốn một câu trả lời như vậy.
Chúng ta cần phân tích bối cảnh của tình huống này, cọp và heo cùng vào hang, cọp chết heo sống, cách miêu tả vấn đề này khá mơ hồ, cả cọp và heo đều không có giới thiệu lai lịch.
Điều này sẽ đánh lừa những người tư duy thông thường. Về hiệu quả chiến đấu, con cọp mạnh hơn con heo, vì vậy con heo nên bị giết và con cọp còn sống, nhưng kết quả của câu chuyện là con cọp chết.
Trên thực tế, chúng ta có thể phân tích tình huống này từ kết quả, nếu con cọp đã biến mất, chúng ta có thể phán đoán dựa trên kết quả.
Cọp chết như thế nào: ốm đau, bị thương, trúng độc, bị heo giết, bị heo dọa sợ, trong hang thiếu dưỡng khí… rất nhiều khả năng, bởi lẽ chúng ta chỉ biết kết quả, còn việc đó là con cọp ra sao, con cọp đó chết như nào, chỉ có thể dựa vào phán đoán.
Còn về con heo, cũng không có giới thiệu, nó là heo thường hay heo rừng, lớn hay nhỏ, đực hay cái… vì không có thông tin nên chúng ta không cách nào phán đoán khả năng chiến đấu của con heo.
Heo và cọp đều ở trong hang, cọp chết heo sống, cả hai có thể liên quan tới nhau, cũng có khả năng không liên quan tới nhau.
Liên kết tới câu chuyện công việc, các vấn đề trong công việc cũng vậy, trước tiên chúng ta phải phân tích bản chất của vấn đề, đừng để bị những hiện tượng bề ngoài đánh lừa, rất có thể sự thật của vấn đề hoàn toàn khác với những gì chúng ta tưởng tượng, vì vậy tuyệt đối không nên đi vào kết luận một cách quá dễ dàng.
Khi đối mặt với vấn đề, chúng ta phải tiến hành phân tích kỹ trước khi bày tỏ quan điểm, đừng vội vàng mở miệng, cũng đừng quá nhanh chóng áp dụng cái gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm, có như vậy chúng ta mới không vội vàng nói: "Chỉ có lợn mới biết!".
Câu trả lời thấu đáo của ứng viên ngay lập tức chinh phục được nhà tuyển dụng cùng lời hẹn: Đi làm luôn từ tháng sau!