Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19

Hoàng Hải |

Những ngày qua, nhiều người thuê phòng tại xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên đang sống trong cảnh khó khăn, cơ cực khi công việc, thu nhập bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Tính đến ngày 16/4, Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung bước sang ngày thứ 16 thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng có hiệu lực từ ngày 1/4, để phòng, chống dịch COVID-19.

Cũng kể từ ngày đó, cuộc sống của nhiều người có thu nhập thấp, người nghèo tại Thủ đô Hà Nội bị ảnh hưởng.

Ghi nhận của PV, một trong những nơi người thu nhập thấp, người nghèo sinh sống bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, là xóm trọ dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội).

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Người già xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên thất thần sau khi đóng tiền phòng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến thu nhập bị giảm sút hoặc không có thu nhập.

Bên trên cầu Long Biên là cảnh nhộn nhịp, tấp nập những dòng xe qua lại, bên dưới là hàng trăm mảnh đời với đủ mọi hoàn cảnh đang sinh sống.

"Ở đây người già cũng phải đến gần 10 cụ, người thì không có gia đình, người chồng mất con không nuôi được mẹ, người sợ làm gánh nặng cho gia đình. 

Đấy chỉ là người già còn đám trẻ thì không thể kể hết được hoàn cảnh của mỗi người...", tâm sự của cụ bà Như Thị Bình (81 tuổi, quê Bắc Ninh), người đã có hơn 10 năm sinh sống tại xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên.

Tiếp tục câu chuyện với PV, cụ kể cả khu trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên có hàng trăm người ở với đủ mức giá thuê trọ khác nhau, từ phòng 500.000đ đến 2.000.000đ.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Cụ Bình kể về các cụ già trong xóm trọ nghèo.

Gọi là phòng trọ cho "sang mồm", thực chất ở đây chỉ là những "túp lều" dựng tạm để che nắng, che mưa, phòng nào "sang" thì có chiếc tivi, tủ lạnh cũ còn không chỉ mấy tấm phản gỗ với vài cái chăn, gối cũ.

Tại khu trọ cụ Bình sống hơn 10 năm qua, đã có hàng trăm người đến rồi đi mà cụ không thể nhớ hết.

"Các cụ già thì tôi nắm được chứ người trẻ có nhiều đứa không biết. 

Hoàn cảnh của các cụ ai cũng éo le, bi đát mà những năm cuối đời không biết bấu víu vào đâu.

Bà Thìn hơn 80 tuổi, một mắt bị hỏng do chiến tranh, ở đây cũng cả 10 năm rồi. 

Bà ấy giờ cao tuổi rồi nên chỉ đi nhặt đồng nát, còn bà Ba gần 80 tuổi ở với con trai, nhưng con tính tình cũng không được khôn ngoan như người ta.

Còn bà Phải, bà Hiền trọ ở đầu nối vào..., mỗi người 1 quê, cụ thì Bắc Giang, cụ Bắc Ninh, cụ Hà Nội...", mặc dù đã ngoài 80 tuổi nhưng cụ Bình nhớ và kể tên vanh vách nhiều người già sống cùng khu trọ với mình.

Kể về duyên số đưa đẩy đến khu xóm trọ nghèo này, giọng trầm buồn bà cụ nói, thời niên thiếu cụ cũng là người có nhan sắc.

Ngày trong quân ngũ, cụ nên duyên với chàng bộ đội người miền Mam, sau đó 2 vợ chồng chung sống hạnh phúc, có 1 người con. Trong một trận bom rải xuống Thủ đô Hà Nội, cụ Bình mất con, chồng sau đó tiếp tục tham gia quân ngũ.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Mặc dù đã 85 tuổi, một mắt bị hỏng, nặng tai nhưng cụ Nguyễn Thị Thìn hàng ngày vẫn phải đi nhặt đồng nát để duy trì cuộc sống.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Căn phòng trọ của cụ Thìn chưa đầy 10 mét vuông nhưng rất tối mặc dù có điện. Cụ nói, hiếm hoi lắm mới dám bật điện vì sợ tốn tiền.

Khi chiến tranh kết thúc, con mất, chồng không tung tích nên cụ Bình đi buôn bán nhiều nơi rồi chuyển về khu chợ Long Biên bán nước chè. Kể từ đó, cụ bà bén duyên với xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên đã hơn 10 năm nay.

Nhắc đến dịch COVID-19, cụ Bình kể gần 20 ngày qua phải nghỉ việc bán nước ngoài chợ Long Biên.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Bên trong căn phòng của cụ Thìn ở, hầu hết chỉ có đồ đồng nát. Cụ cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đồ đồng nát cụ nhặt về không có ai mua nên chỉ biết xếp gọn vào góc nhà.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Do bị ảnh hưởng của chiến tranh nên cụ Thìn bị hỏng 1 bên mắt, tuổi già khiến cụ bị nặng tai.

Cũng gần 20 ngày qua, cụ Bình cùng nhiều cụ khác trong xóm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như mạnh thường quân. Tuy nhiên, cuộc sống của cụ vẫn gặp nhiều khó khăn và những người trẻ tuổi thì không nhận được nhiều sự giúp đỡ mặc dù họ thời điểm này họ cũng đang rất khó khăn, chật vật.

Năm nay đã 85 tuổi nhưng ngày qua ngày, cụ Nguyễn Thị Thìn (quê huyện Từ Liêm cũ, TP Hà Nội) đi khắp các ngóc ngách của Thủ đô Hà Nội để nhặt đồng nát, kiếm đồng tiền nhà cũng như rau, cháo qua ngày.

Mặc dù vậy, gần 20 ngày qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cụ Thìn nhặt đồ đồng nát về chỉ biết xếp ở góc nhà vì không có người mua. Do cụ bị nặng tai nên PV và nhiều người trong khu trọ muốn nói chuyện với cụ phải nói rất to.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Hầu hết những người già ở xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên sống bằng việc nhặt đồng nát.

Cụ nói, một bên mắt bị hỏng do ảnh hưởng của chiến tranh còn tai đã nặng từ lâu. Cụ mới chuyển sang nhặt đồng nát hơn 1 năm nay, trước đây đi buôn rau ở khu chợ Long Biên.

Khi PV có mặt tại xóm trọ nghèo Long Biên chiều 16/4, cũng là lúc ông Chiến đi thu tiền phòng của mọi người.

Ông cho biết, khu trọ này có đủ các mức giá phòng từ 300.000 đến 2.000.000đ tuỳ theo diện tích.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Bà Trần Thị Ba (74 tuổi, quê Nam Định) sống cùng con trai, tranh thủ thu dọn lại đống đồ đồng nát chờ đến ngày hết dịch mang bán. Bà nói, chỉ khi nào còn khoẻ mới được thuê trọ tại đây còn lúc ốm yếu chủ trọ không cho ở.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 10.

Đồ đồng nát hàng ngày bà Ba và nhiều cụ cao tuổi khác ở đây nhặt chủ yếu là vỏ chai, lọ, thùng sơn, túi bóng....

Thời điểm ông Chiến đến thu tiền, nhiều người trong khu trọ bày tỏ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không thể đi làm, đi buôn nên họ mong muốn được giảm 1 phần tiền phòng.

"Gần 20 ngày qua, chúng tôi không đi làm được gì nhưng cũng không dám về nhà vì sợ dịch bệnh.

Nhiều nơi người ta cũng đã giảm tiền phòng, ở đây xóm trọ nghèo, ông chủ cũng biết hoàn cảnh của mọi người nhưng không giảm đồng tiền phòng nào...", anh Công đi lững thững trong xóm trọ dáng vẻ mệt mỏi nói.

Trong cuộc nói chuyện giữa ông Chiến với nhiều người, họ đều bày tỏ rằng ông hãy giảm tiền phòng. Tuy nhiên, mong mỏi này không được chủ nhà đồng ý.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 11.

Chiếc xe đạp thồ hàng của nhiều người trẻ trong xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên gần 20 ngày qua được xếp gọn gàng 1 góc.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 12.

Con ngõ nhỏ chạy dọc 2 bên xóm trọ.

Vừa đóng tiền phong xong, bà Lê Hân (quê Ân Thi, Hưng Yên) ngồi bệt dựa lưng vào dãy vách nhà trọ, dáng vẻ bần thần như người mất hồn.

Khi thấy người lạ là PV đến, bà cố tỏ ra bình tĩnh nói bản thân đã lên Hà Nội được 7 năm nay và làm bốc hàng hoa quả ở chợ Long Biên. Cũng kể từ đó đến nay, bà Hân ở khu tróm trọ nghèo này.

Bà chia sẻ, thời điểm trước dịch COVID-19, mỗi ngày bốc hàng thuê kiếm được 100.000-200.000đ. nhưng kể từ thời điểm có dịch đến nay, chợ đóng cửa nên thu nhập của bà chỉ còn 20.000-30.000đ/ngày.

"Giờ cố lắm thì may ra mới đủ tiền ăn còn không kiếm được tiền nhà, giờ về quê mà nhỡ người ta cần bốc hàng mình không có ở đây sẽ mất chân, mai kia lên không có người mướn cũng không biết thế nào.

Biết ở đây vất vả, khổ sở nhưng cố chịu, giờ tôi chỉ mong sao dịch sớm qua đi để mọi người trở về cuộc sống bình thường...", giọng đượm buồn, bà Hân nói.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 13.

Ông Chiến trong cuộc trao đổi với nhiều người tại xóm trọ về việc đóng tiền phòng trong thời điểm dịch COVID-19.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 14.

Anh Khuê dốc gần hết số tiền có trong người để đóng tiền phòng chiều 16/4.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 15.

Bà Hân sau khi đóng tiền phòng.

Cùng chung hoàn cảnh với bà Hân, anh Bùi Văn Khuê (51 tuổi, quê Hải Dương) nói, kể từ ngày có dịch đến nay, anh làm ít chơi nhiều nhưng về quê lại sợ nhỡ bản thân có bệnh sẽ khổ mọi người.

Anh nói, trước đây kéo hàng thuê trong chợ Long Biên ngày kiếm được 200.000-300.000.đ. Nhưng, khoảng 20 ngày qua, khi chợ đóng cửa mặc dù vẫn có việc nhưng đã giảm rất nhiều, thu nhập của anh Khuê chỉ còn 50.000-70.000đ/ngày. Mặc dù vậy, anh cũng như nhiều nam lao động khác tại đây vẫn cố bám trụ tại xóm trọ nghèo này.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 16.

Bữa cơm chiều đạm bạc của anh Khuê và người ở cùng phòng.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 17.

Bà Thanh Hà đi chợ mua đồ để chuẩn bị cho bữa cháo bán rạng sáng mai (17/4).

Bởi anh sợ, nếu về quê khi chủ hàng bất chợt có hàng cần người bốc, vận chuyển mà anh không có ở đây thì về sau sẽ bị “mất chân”, không có việc làm.

Anh mong muốn trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, chủ nhà trọ có thể giảm tiền phòng và được sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể trang trải cuộc sống.

Trời về cuối chiều cũng là lúc bà Đỗ Thị Thanh Hà (SN 1965, trước trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đi chợ để chuẩn bị hàng cho buổi sáng sớm.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 18.

Việc lấy tiền phòng giữa ông Chiến với những người thuê trọ kéo dài hơn 1 tiếng nhưng chưa xong.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 19.
Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 20.

Một số chị em lại tranh thủ tập thể dục.

Công việc của bà Hà chủ yếu về rạng sáng, khi bà nấu cháo và bán cho mọi người ở quanh khu vực quận.

Bà cho biết, kể từ khi có dịch COVID-19, việc bán cháo của bà cũng bị ảnh hưởng. Ngày trước chưa có dịch, bà chỉ đứng 1 chỗ và có khách quen đến ăn. Nhưng kể từ ngày có dịch đến nay, bà phải đi mời từng nhà, từng người nhưng thu nhập vẫn bị giảm sút nhiều.

Cuộc sống tại xóm trọ nghèo Hà Nội trong những ngày đại dịch COVID-19 - Ảnh 22.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại