"Tiền là món quà để chúng ta mua những thứ mang lại hạnh phúc, không phải để chúng ta cứ lo tích góp rồi sống cả đời khốn khó."
Tại sao người xưa có câu "phi thương bất phú"?
Bởi vì kinh doanh là một quá trình tạo ra các giá trị gia tăng không ngừng. Do đó, nếu bạn muốn tiền càng ngày càng nhiều hơn, bạn nên sử dụng tiền một cách hợp lý và đầu tư có chủ đích.
Nguyên tắc kinh doanh của người Do Thái là: Khi không có tiền thì vay, đợi có tiền thì trả, không dám vay thì không bao giờ giàu được.
Tiết kiệm quá mức sẽ chỉ làm con người nghèo hơn, bởi vì họ không có tư duy kiếm tiền, chỉ có tư duy tích lũy. Nhưng muốn trở thành một người giàu có, nhất định phải biết đến nguyên tắc dùng tiền kiếm tiền.
Bạn không thể trở thành một người giàu có chỉ bằng cách tiết kiệm. Đây là một sự thật. Tiết kiệm tiền không sai, nhưng mấu chốt là đừng tiết kiệm mù quáng. Bởi vì mỗi lần muốn tiêu tiền, bạn đều keo kiệt, thì lâu dần sẽ tự hình thành nên sự "nghèo nàn tư duy".
Suy nghĩ và trực giác có thể quyết định mức độ của cải của một người trong tương lai. Tư duy giàu có mới tạo ra của cải, nếu một người sống trong nghèo đói quá lâu, anh ta sẽ bận rộn và vất vả cả ngày chỉ để suy nghĩ về cách tồn tại. Bởi vì đơn giản lúc này chỉ muốn sống sót qua ngày, nên trong tâm trí anh ta không còn mong muốn mãnh liệt trong việc tạo ra nhiều giá trị, dẫn đến làm mất đi ý nghĩa cuộc sống.
Tỷ phú người Do Thái Bill Sarnov từng sống trong một khu ổ chuột tại New York khi còn nhỏ. Ông có 6 anh chị em, cả nhà đều trông đợi vào thu nhập ít ỏi của người cha làm nghề bán hàng rong nên cuộc sống vô cùng gò bó, họ chỉ có thể sống tiết kiệm từng ngày.
Khi Sarnov 15 tuổi, cha ông đã gọi đến và nói với ông: "Con à, con đã lớn rồi nên phải tự kiếm sống đi thôi."
Sarnov gật đầu, cha ông nói tiếp: "Cha cực khổ cả đời nhưng không để lại cho tụi con được thứ gì, cha hi vọng sau này con có thể kinh doanh, để thay đổi số phận của mình. Đây cũng là truyền thống của người Do Thái chúng ta."
Sarnov nghe theo lời cha, bắt tay vào việc kinh doanh. Ba năm sau, hoàn cảnh gia đình đã thay đổi, 5 năm sau, cả nhà chuyển đến vùng đất tốt hơn. 7 năm sau, họ đã mua được một căn nhà ở New York, nơi đất đai rất đắt đỏ.
Người Do Thái luôn quan niệm lấy kinh doanh làm giàu bao đời nay, bởi vì họ biết rằng chỉ có kinh doanh mới có thể thu về nhiều lợi nhuận và thay đổi vận mệnh nghèo khó của chính mình. Thế nên nhiều người Do Thái đã nhờ kinh doanh trở thành triệu phú khiến cả thế giới kinh ngạc.
Để trở thành một người giàu có, bạn không chỉ cần có tư duy sáng suốt, còn phải biết hành động.
Đối với người Do Thái, muốn sống vui vẻ hạnh phúc thì đừng ngại tiêu tiền. Bởi vì họ biết bản thân mới là người tạo ra đồng tiền, nên kiểm soát và chi tiêu nó cho hợp lí, chứ không phải để đồng tiền sai khiến ngược lại.
Đa số người Nhật thường dùng phương pháp tiết kiệm tiền để mua được những thứ họ muốn. Vì vậy, cuộc đời họ rất cơ cực, luôn phải làm việc hết sức mỗi ngày, ăn uống cần kiệm...
Đối với một doanh nhân thực thụ, anh ta có khả năng hoạch định chiến lược kiếm tiền, và dám tiêu tiền phù hợp.
Sự giàu có là giấy thông hành để bước vào xã hội, cũng là nền tảng ổn định cuộc sống. Cái nghèo có thể khiến con người phải sống trong gò bó và tội lỗi, mệt mỏi.
Trong vở kịch "Người lái buôn thành Venice" nổi tiếng của Shakespeare, tác giả đã cho mọi người biết được tầm quan trọng của tiền bạc đối với cuộc sống.
Antonio là một doanh nhân bị phá sản, phải vay nặng lãi từ Shylock, nhưng không may tàu buôn của anh ta bị một cơn bão nhấn chìm tất cả hàng hóa. Theo hợp đồng trả nợ, anh ta sẽ bị cắt cổ.
Khi không có tiền, Atonio thực sự liều mạng đến nỗi chấp nhận điều khoản cắt bỏ một cân thịt trên người để đền bù...
Điều này cho thấy khi một người đang nghèo đói và bất lực, dù bạn có đưa đao cho họ, họ cũng tóm lấy không chút do dự.
Dù ở thời hiện đại hay cổ đại, vai trò của đồng tiền trong xã hội đều không thể xem thường. Nếu không có tiền, bạn dễ bị xem thường, cô lập, ở vị trí yếu thế trong xã hội.
Một người Do Thái sống ở Chicago đã 70 tuổi, nhưng vẫn muốn mua một căn hộ thật sang trọng. Người khác thấy làm lạ mới hỏi ông: "Ông già vậy rồi còn sống được vài năm đâu mà mua căn hộ làm gì?"
Ông lão mới đáp: "Còn thêm vài năm thì không có quyền sống cho mình sao?"
Đối với họ, tận hưởng cuộc sống, hòa mình vào thế giới mới là ý nghĩa sống chân chính.
Mục đích của kiếm nhiều tiền là để cuộc sống tốt đẹp hơn, có tích lũy nhiều đi nữa thì khi chết cũng có mang theo được đâu?
Về cơ bản mà nói, quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích. Chỉ khi lợi ích của người khác gắn kết với bạn, họ mới có thể không ngần ngại chìa tay ra giúp đỡ, hòng tránh tổn hại lợi ích cá nhân. Cân nhắc này tạo nên mối liên kết cùng hợp tác có lợi trong xã hội.
Thế nên, cách tốt nhất để hòa hợp với người khác là "làm cho người khác cân nhắc giá trị của mình." Đồng thời, không quên dùng cái thiện để khuyến khích người khác.
Có một câu chuyện thế này:
Một người đàn ông ra ngoài vào đêm tối, phát hiện người đi tới đang cầm đèn là một người mù, anh ta thắc mắc hỏi: "Anh không thấy gì, còn đem đèn làm chi cho tốn công?"
Người mù mới đáp: "Để anh có thể nhìn thấy tôi!"
Tại sao người Do Thái được cho là thông minh nhất thế giới? Vì tư duy của họ rất cởi mở. Đối với người mù, ngày cũng như đêm, họ đã đi quen nên chắc chắn sẽ không ngã. Nhưng người thường lại khác, đi đêm không có đèn rất dễ mất tầm nhìn và đụng nhầm người khác.
Chính vì vậy, người mù thắp đèn để người khác có thể nhìn thấy mình và tránh đụng trúng anh ta.
Trên thực tế, muốn kiếm được nhiều tiền cũng như vậy, đôi khi làm việc vừa có lợi mình, vừa có lợi người thì mối quan hệ đồng hành của cả hai mới lâu dài...