Mấy năm gần đây, thế giới lúc nào cũng bị bao phủ bởi bóng đen của dịch bệnh.
Từ những mất mát to lớn về người và của, chúng ta hiểu ra rằng:
"Không ai có thể đoán trước được ngày mai sẽ có sự kiện "thiên nga đen" nào diễn ra nữa hay không?"
Thế nên, không phải nói xui, nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần trước, rằng một ngày nọ, bản thân rất có nguy cơ bị thất nghiệp.
Thử nghĩ xem, nếu bạn mất đi nguồn thu nhập hằng ngày, bạn dựa vào tiền tiết kiệm sẽ có thể trụ được bao lâu?
Tôi từng nghe một chị làm bên ngân hàng kể, mỗi tháng lương của chị ấy là 22 triệu, cuộc sống đang suôn sẻ và dư dả, đùng một cái ngân hàng thông báo cắt giảm nhân lực, chị ấy đành ở nhà chăm con.
Tuy còn tiền tiết kiệm tiêu dùng, nhưng mỗi tháng nào tiền mua xe trả góp, nào tiền thuê căn hộ, tiền ăn ba bữa, sinh hoạt tiêu dùng các nhu yếu phẩm hằng ngày, tiền học cho con, tiền gửi bố mẹ và chi phí y tế đột xuất... Tất cả mọi thứ bỗng trở nên khó khăn khi cần tiền chi tiêu liên tục, chồng của cô ấy có phụ giúp, nhưng cô ấy có tính tự lập cao, ngại mở miệng xin anh ấy nhiều hơn, việc này khiến cô ấy bị stress cả tháng trời.
Thế đấy, chi phí tiêu dùng rất thiết thực, nó sẽ không vì bạn thất nghiệp mà kết thúc, mỗi ngày của cuộc sống đều đòi hỏi có chi phí duy trì.
(01)
Bạn cấp ba của tôi tên là Lily, là một nhân viên bán hàng bình thường, cô ấy đã kết hôn cách đây 2 năm.
Ở công ty cô ấy làm việc trước kia có một quy định: Cấm yêu đương! Nếu không sẽ phải chủ động xin từ chức. Cô ấy vì tình yêu đã gác lại sự nghiệp, nhường vị trí cho người khác.
Một năm trước, Lily mang thai và sinh em bé. Mẹ chồng nghe tin vội dọn đến để dễ chăm sóc, nhưng do tính cách và thói quen khác biệt, giữa hai người họ thường nảy sinh mâu thuẫn. Vì để duy trì gia đình êm ấm, cô ấy lại tiếp tục nhượng bộ, ngày nào cũng vì phiền muộn mà thức đến giữa đêm chưa ngủ.
Đến cuối năm ngoái, tiền tiết kiệm đã tiêu gần hết, vì vậy cô ấy nghĩ đến việc kinh doanh.
Cô ấy nhập quần áo về và mướn một mặt bằng gần nhà để bán, nhưng cửa hàng mới mở chưa đầy một tháng, dịch bệnh bùng phát và hoành hành khiến kinh doanh lỗ lã, vài tháng tiền thuê nhà cứ thế ra đi vô ích.
Thời điểm đó, cô ấy như rơi xuống đáy vực, lúc nào cũng suy sụp và khóc lóc nói: "Không có tiền là không còn hy vọng. Tôi thực sự thất bại!"
Cũng chọn lấy chồng và sinh con cách đây 2 năm, nhưng Thanh Thanh lại có cuộc đời ngược lại.
Sau tốt nghiệp, Thanh Thanh nhận mức lương chết ở công việc lễ tân một thời gian. Bước ngoặt cuộc đời của cô ấy xuất hiện khi bản thân cô ấy có cơ hội tiếp xúc với công việc quản lý tài chính.
Cô ấy cố gắng học cách tăng thu nhập và giảm chi tiêu, kiểm soát các khoản chi không cần thiết, thu chi rõ ràng, học kỹ năng quản lý tài chính, phân bổ tỉ lệ đầu tư hợp lý.
Nhờ vậy, ở nhà cả chồng và mẹ chồng đều chủ động nhờ cô ấy quản lý tiền bạc.
Có ai mà không thích một cô con dâu giúp gia đình điều chỉnh thu nhập luôn phát triển ổn định đâu chứ?
Nhờ học hỏi được quản lý chi tiêu phù hợp, cô ấy đã thành công trong nhiều dự án tham gia đầu tư bất động sản.
Thanh Thanh thường nói: "Nếu bản thân không quản lý tiền, tiền cũng sẽ không quản lý bạn. Nếu đợi đến lúc có tiền mới học quản lý, vậy bạn sẽ không bao giờ có tiền."
Luôn có người cho rằng đầu tư tài chính là trò chơi của người giàu, ai nhiều tiền mới dám đụng đến, thực ra không phải.
Nếu bạn dám chủ động tìm hiểu, quản lý tài chính là kỹ năng mà ai cũng có thể học.
12 ngày, bạn không đủ để theo đuổi bộ phim truyền hình yêu thích, nhưng có thể tìm hiểu và học hỏi nhiều điều, đủ để bạn bước sang cánh cửa giàu sang.
(02)
Người nghèo kiếm tiền bằng thể lực, người giàu kiếm tiền bằng tiền.
Khả năng kiếm tiền của mỗi người phụ thuộc vào cách suy nghĩ của họ.
Người lao động dù dậy sớm chăm chỉ làm việc đến đêm, thu nhập cao nhất cũng chỉ từ 8 – 10 triệu/ tháng. Nhưng những người biết quản lý tài sản, có nghỉ ngơi và tận hưởng thì tiền vẫn tự động chạy vào túi.
Năm nay bạn 30 tuổi, hàng tháng trích ra 1,5 triệu dùng quản lý tài chính, vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Lãi kép trong quản lý tài chính thường được gọi là "lợi nhuận hoàn vốn".
Ở tuổi 40, nếu quản lý tài chính có hiệu quả, bạn sẽ kiếm được 316 triệu, nhờ đó không cần lo lắng về chi phí học tập của con cái.
Ở tuổi 50, tiếp tục số tiền nhận được sẽ là 972 triệu, vậy việc nghỉ hưu và tự cung cấp cho bản thân không phải là vấn đề lớn.
Ở tuổi 60, với số tiền dư dả, bạn có thể tự do đi những nơi mình thích, ăn những gì mình muốn, vì tiền bạc không còn là vấn đề nữa.
Einstein từng nói: "Lãi kép là kỳ quan thứ tám của thế giới". Điều này không sai chút nào. Học cách quản lý tiền thường quan trọng hơn việc kiếm ra tiền rất nhiều.
Thế nhưng điều kiện tiên quyết là bạn phải nắm vững quy luật và hoạch định chiến thuật hữu hiệu thay vì chỉ đầu tư một cách hồ đồ.