Ngày 2/8, Tạp chí Counter Punch xuất bản bài viết: Israel-The Largest US Aircraft Carrier in the World (Tạm dịch: Israel - Hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ trên thế giới) của tác giả Ron Jacob.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về mối dây liên hệ chính trị và chính sách giữa Hoa Kỳ và Israel, cũng như giải thích một phần lý do tại sao Trung Đông luôn là điểm nóng trên thế giới, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
"Thế lực bóng tối" kiểm soát quan hệ Phương Tây - Israel
Chính phủ Israel trên thực tế không kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hai quốc gia đã hình thành một liên minh dường như được giám sát bởi các "thế lực bóng tối" được hình thành để giữ phần còn lại của Trung Đông trong tầm kiểm soát.
Mục đích cơ bản của liên minh này là kiểm soát việc tiếp cận nguồn dự trữ dầu mỏ khổng lồ trong khu vực. Đây là lập luận thiết yếu của cuốn sách mới nhất của Stephen Gowans, Israel: A Beachhead in the Middle East (tạm dịch Israel: Bãi biển đổ bộ ở Trung Đông).
Thay đổi lãnh thổ kiểm soát giữa Palestine và Israel từ năm 1946 tới 2012
Đó là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ của cả những người cánh tả và cánh hữu, những người theo thuyết âm mưu rằng chính phủ Hoa Kỳ bị kiểm soát bởi những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Zionist).
Nội dung cuốn sách của Gowans đưa ra một lập luận thấu đáo hơn (liên quan đến bản chất của liên minh Washington-Tel Aviv) nếu so với phát ngôn của những người mà vì lý do tôn giáo hoặc chính trị đang tuyên truyền chủ nghĩa bài Do Thái.
Cuốn sách mở đầu bằng lịch sử phong trào Zionist với khởi đầu ở Anh quốc vào cuối thế kỷ XIX với sự hỗ trợ của các Kitô hữu tin vào tận thế (Apocalyptic Christians), hệ tư tưởng chủ nghĩa thực dân của nó và sự hỗ trợ tiếp theo của các thành viên chính phủ Anh.
Sau đó, Tuyên bố Balfour đã được (Chính phủ Anh) thảo luận ngắn gọn và công bố, như là chứng thư của dự án xây dựng thuộc địa dành cho người Do Thái ở Palestine.
Tuyên bố Balfour là một tuyên bố công khai của chính phủ Anh vào năm 1917 (trong thời gian Thế chiến 1 đang diễn ra) về việc thành lập một "nhà nước cho nhân dân Do Thái" ở Palestine, lúc đó là một khu vực thuộc đế chế Ottoman với thiểu số là người Do Thái.
Một đơn vị người Do Thái trong Quân đội Hoàng gia Anh
Ở phần tiếp theo Gowans đề cập đến lịch sử của các quốc gia Arab trong khu vực vừa chống chủ nghĩa thực dân và hung dữ trong tính cách tự nhiên.
Ông chỉ rõ các chính phủ đứng về phía thực dân và các chính phủ chống lại nó, bao gồm cả chính phủ Nasser ở Ai Cập và chính phủ Mossadegh tồn tại trong thời gian ngắn ở Iran.
Đan xen vào cuộc thảo luận này là bản chất thay đổi của các mối quan hệ giữa các nước đế quốc, đặc biệt là sức mạnh ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong khu vực khi sức mạnh của các chế độ thuộc địa Anh và Pháp bị giảm sút sau Thế chiến 2.
Thực tế là Hoa Kỳ là người chiến thắng cuối cùng của phương Tây trong cuộc cạnh tranh giữa các đế quốc đã khơi mào Thế chiến 2.
Sự cạnh tranh duy nhất của họ là Liên Xô, vốn tồn tại các vấn đề cả ở bên trong và bên ngoài khiến tiếng nói đối lập của họ tương đối ít ỏi, bất chấp các tuyên truyền từ Washington rằng họ là bên "gây rối".
Lính dù Israel tại Núi Đền, Jerusalem trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967
Vậy Israel "giật dây" Mỹ hay ngược lại?
Lịch sử cho tới thời điểm hiện tại vẫn tiếp diễn, đó là một câu chuyện về sự dối trá và tuyên truyền, trò chơi vương quyền và các cuộc chiến tranh đẫm máu.
Sợi dây kết nối liên tục trong câu chuyện là nỗ lực không mệt mỏi để vô hiệu hóa và tiêu diệt bất kỳ nỗ lực nào của người Arab và Hồi giáo ở Trung Đông để khẳng định quyền sống của họ khỏi sự can thiệp của đế quốc.
Từ Nasser đến Saddam tới các nhà lãnh đạo kém may mắn khác đều không đạt được mục tiêu đó, lý do là vì sự can thiệp của Mỹ và Israel.
Chương cuối cùng của cuốn sách có tựa đề Diversion (Nghi binh), nó giải thích việc không phải Israel biến Trung Đông thành một khu vực chiến tranh không ngừng mà chính sự thù địch về lợi ích của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và của các lực lượng địa phương mới là thủ phạm.
Hai lực lượng này đang đấu tranh về việc ai sẽ được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên dầu khí ở Tây Á, các lực lượng địa phương hay các nhà đầu tư ở New York. Trong đó nhấn mạnh vai trò của Israel là bãi biển đổ bộ của Washington ở Trung Đông và Tây Á.
Cố lãnh đạo Iraq Saddam Hussein (trái) và Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Một khía cạnh thú vị được đề cập là khoản viện trợ quân sự khoảng 4 tỷ USD mà Washington cung cấp cho Tel Aviv mỗi năm. Nó tương đương với chi phí mà Lầu Năm Góc phải trả để duy trì lực lượng không quân.
Nói cách khác, sự tồn vong của quân đội Israel, trong suy nghĩ của các nhà hoạch định chiến lược ở Washington DC là đáng được tài trợ do vai trò tiền đồn của nó trong các kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều người sẽ bác bỏ lập luận của Gowans, bất chấp sự hợp lý của nó, và tiếp tục chấp nhận thuyết âm mưu về việc Israel kiểm soát Washington.
Những người khác sẽ tập trung vào phản bác quan điểm của ông về các chính phủ của Đảng Ba'ath ở Syria và Iraq (dưới thời Nhà lãnh đạo Saddam Hussein).
Họ cho rằng quan điểm tranh luận của ông là sai lầm khi cho rằng các chính phủ nói trên đóng vai trò lịch sử quan trọng trong việc chống lại sự can thiệp kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ trong khu vực.
Vai trò này nguy hiểm tới mức đã khiến Cố lãnh đạo Iraq Saddam Hussein phải trả giá bằng mạng sống và khiến Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar Assad bị tấn công bằng cả quân sự và kinh tế trong hơn 10 năm nay.
Hệ thống tên lửa Arrow 3 được Israel và Mỹ thử nghiệm tại Alaska