Bạn sẽ được tiêm 2 liều vaccine MMR. Trẻ em thường được tiêm liều đầu tiên khi 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ đi mẫu giáo.
Website của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gọi vaccine sởi này là loại vaccine "rất hiệu nghiệm", và tuyên bố rằng tiêm 1 liều thì 93% số trẻ sẽ ngăn ngừa được bệnh, nếu tiêm 2 liều thì 97% trẻ sẽ ngừa được bệnh".
CDC ước tính, có tới 3-4 triệu người mỗi năm mắc sởi trước khi chưa có chương trình tiêm chủng, và 400-500 người trong số họ tử vong. Một câu hỏi đặt ra là: Bệnh sởi lâu nay sự lo lắng tập trung chủ yếu vào trẻ em, vậy người lớn có cần tiêm vaccine sởi hay không?
Nếu bạn đã tiêm đủ hai liều khi còn nhỏ, bạn sẽ được bảo vệ suốt đời. Bạn không cần phải tiêm nhắc lại. Theo CDC, nếu bạn chưa từng tiêm vaccine sởi, bạn cần được tiêm bổ sung.
"Nói chung, bất cứ ai từ 18 tuổi trở lên và sinh sau năm 1956 đều cần có ít nhất một liều vaccine MMR, trừ khi họ có thể chứng minh rằng họ đã được chủng ngừa, hoặc đã từng mắc cả ba bệnh (tức là đã có miễn dịch sau khi khỏi bệnh) sởi, quai bị, và rubella", theo CDC.
Lưu ý, phụ nữ mang thai thì không nên tiêm vaccine chủng ngừa sởi cho tới khi họ sinh con. Những người bị dị ứng với vaccine cũng không nên tiêm chủng. Nếu bạn không chắc chắn mình có rơi vào những trường hợp lưu ý nêu trên, hãy tham vấn bác sĩ của bạn.
Một câu hỏi khác: nếu bạn nghĩ bạn đã bị phơi nhiễm sởi và chưa tiêm phòng sởi, bạn có nên tiêm phòng sởi hay không? (phơi nhiễm là tình trạng tiếp xúc với người bị bệnh hay tác nhân gây bệnh, khi đó bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, chứ chưa chắc chắn bị bệnh).
Câu trả lời là: Tất nhiên rất cần! Và bạn phải tiêm ngay trong vòng 72h thì mới có hiệu quả!
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: "Chúng tôi đặt câu hỏi tại sao có những trường hợp dưới 6 tháng tuổi đã mắc sởi, có 1 số cháu dưới 2 tháng tuổi đã mắc ho gà, các cháu đều chưa đến tuổi tiêm chủng.
Câu trả lời là vì bà mẹ không có miễn dịch, không truyền miễn dịch cho con được nên con cũng không có miễn dịch, rất dễ mắc bệnh".
"Tới đây tôi đề nghị Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và Chương trình tiêm chủng nói chung, về việc tiêm phủ vắc xin ở người lớn, đặc biệt tập trung vào các bà mẹ để phòng các bệnh sởi, ho gà, bạch hầu"- ông nói.
Theo lịch trẻ được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi. Vài năm gần đây có tình trạng nhiều trẻ mắc sởi trước độ tuổi tiêm chủng.
Tỷ lệ này các năm trước chỉ khoảng 3% trẻ mắc sởi, thì năm 2016-2017 tăng gần 20%. Năm 2017, Hà Nội ghi nhận 83 ca sởi, một trẻ tử vong, trong đó gần một phần ba là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Bộ đã chỉ đạo nghiên cứu tiêm vắc xin sởi sớm hơn vì bình thường trẻ 9 tháng mới tiêm, nhưng 6-9 tháng đã mắc, nên sẽ đẩy lịch tiêm phòng sởi sớm hơn, cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Theo Lao động
* Theo Webmd
Xem thêm:
Sẽ tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng thay vì 9 tháng