Nhà thần kinh học 'mổ xẻ' hiện tượng ngất xỉu - tình huống vừa xảy ra với Hoa hậu Hòa bình

Hoa Hướng Dương |

Ngay khi vừa được xướng tên trong phần cuối của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới, thí sinh Paraguay đã ngất xỉu tại chỗ trong sự bất ngờ của tất cả mọi người.

Người đẹp Clara Sosa - thí sinh đại diện cho Paraguay đã bất ngờ ngất xỉu ngay sau khi được xướng tên giành giải hoa hậu của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới 2018. 

Lý do được cho là vị tân Hoa hậu này đã quá xúc động, không thể kiềm chế được nên ngất đi. Rất may, ngay lập tức Clara nhận được sự chăm sóc của bộ phận y tế và tỉnh lại, tiếp tục bước lên bục vinh quang.

Nhà thần kinh học mổ xẻ hiện tượng ngất xỉu - tình huống vừa xảy ra với Hoa hậu Hòa bình - Ảnh 1.

  Thực tế, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của sự cố hy hữu trên. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, đột ngột ngất xỉu có thể đến với cả những người có thể trạng tốt nhất.

Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức tạm thời do vỏ não bị thiếu máu đột ngột. Theo đó, bất cứ yếu tố tác động nào khiến tế bào nơ -ron ở vỏ não ngừng hoạt động đều sẽ dẫn đến sự ngất xỉu. Mặc dù vỏ não chỉ chiếm trọng lượng rất ít song nó lại tiêu thụ tới 20% năng lượng toàn cơ thể.

Ngoài một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như vấn đề tim mạch, cao huyết áp hay huyết áp thấp hay đơn giản là quá đói... thì một người có sức khỏe bình thường vẫn có thể rơi vào tình trạng này (ví dụ: Hiện tưởng ngất xỉu khi đứng lên từ vị trí ngồi - orthostatic hypotension).

Cụ thể hơn, dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến một người ngất xỉu dù tình trạng sức khỏe bình thường (bài viết lược dịch những kết quả nghiên cứu của nhà thần kinh học Douglas Fields).

Sự căng thẳng dẫn đến các vấn đề huyết áp

Khi tâm trí bị rối loạn, căng thẳng quá mức hay lo lắng sẽ gây ra việc tăng hay giảm huyết áp, cả hai đều có thể dẫn đến hiện tượng ngất xỉu. Cụ thể hơn lúc đó, nhịp tim của bạn sẽ nhanh hơn bình thường và bạn có xu hướng không điều chỉnh được nhịp thở của mình.

Nhà thần kinh học mổ xẻ hiện tượng ngất xỉu - tình huống vừa xảy ra với Hoa hậu Hòa bình - Ảnh 2.

Ngất xỉu là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống. Ảnh: Reader's Digest

Đồng thời xuất hiện những bệnh lý tạm thời sau đó như choáng váng, mờ mắt, chân tay run rẩy, người mệt lả đi, đỏ mặt, loạn nhịp tim… và cuối cùng là ngất xỉu. Nếu không kiểm soát được cảm xúc thì một người có sức khỏe tốt vẫn có thể ngất xỉu như thường!

Ngất xỉu vì xúc động quá mức

Khi phải đối mặt với một tình huống bất ngờ xảy ra và gây cảm xúc mạnh lên hệ thần kinh, dù là chuyện vui hay buồn thì sự đột ngột thay đổi cảm xúc sẽ vượt quá mức chịu đựng của con người và dễ gây ra sự ngất xỉu.

Lúc này hệ thần kinh bị rối loạn khi phải tiếp nhận một thông tin có tính chất thay đổi cảm xúc mạnh mẽ, khiến tín hiệu giữa não bộ và các hệ khác trong cơ thể bị gián đoạn. Điều này trực tiếp tác động lên hệ tim mạch gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới huyết áp.

Nhà thần kinh học mổ xẻ hiện tượng ngất xỉu - tình huống vừa xảy ra với Hoa hậu Hòa bình - Ảnh 3.

Thí sinh Paraguay ngất xỉu vì quá xúc động khi nghe tin mình được đăng quang ngôi vị Hoa hậu tại vòng Chung kết Miss Grand International 2018. Ảnh: Pipe Vlogs

Thậm chí ngay cả khi lượng máu cung cấp cho bộ não đầy đủ thì chúng ta vẫn có thể bị ngất xỉu vì lượng oxy hòa tan trong máu không đủ. Đó là vấn đề mà các thợ lặn sâu có thể gặp phải.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngất xỉu lại là một cơ chế tự vệ của cơ thể nhằm giúp chúng ta sống sót trong nhiều tình huống bất ngờ của cuộc sống

Ngất xỉu sẽ giống như việc shuts down (tắt) máy tính và sau đó sẽ kích hoạt nút reset (reset button) để giúp cơ thể lấy lại cân bằng sau đó. Lúc này, toàn bộ lượng oxy hay máu sẽ tập trung vào các phần cơ thể thiết yếu nhất (vital organs) đối với sự sống để duy trì sự sống.

Bằng cách tăng nhịp thở và nhịp tim để bơm máu tới não hay các cơ quan quan trọng khác, nạn nhân sẽ dần tỉnh lại sau đó. Cuối cùng, máu sẽ được bơm đều đến tất cả các cơ quan còn lại khi cơ thể đã lấy lại cân bằng.

Toàn bộ quá trình này sẽ được điều khiển bởi hệ thần kinh tự trị (autonomous nervous system - ANS) khi bộ não tạm thời mất quyền kiểm soát tới các cơ quan khác.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Brainfacts, Medicalnewstoday, Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại