Làng Kalisari trên đảo Java, Indonesia, có nghề truyền thống làm đậu phụ. Gần đây, dân làng đã sáng tạo biến đậu phụ thành nguồn nguyên liệu tái tạo sản xuất ra gas giá thành thấp và dẫn trực tiếp đến bếp hộ gia đinh.
Khoảng 150 hộ gia đinh làm đậu phụ trong làng đã được hưởng lợi từ sáng kiến nhiên liệu sạch, biến nước thải trong quá trình sản xuất đậu phụ thành khí gas sinh học sạch.
Nồi làm đậu phụ.
Một số gia đình từng phụ thuộc vào nguồn cung cấp gas hoặc củi cho lò nấu đậu phụ, như nhà Waroh đã chuyển sang dùng nguồn nhiên liệu sạch hơn.
Cải tiến này rất quan trọng, khí gas đậu phụ không bị bỏ lãng phí Nhiều hộ dân còn dùng khí gas từ đậu phụ để đun nước pha trà.
Các chuyên gia cho biết: nguồn nhiên liệu sạch từ đậu phụ này rất có triển vọng phát triển tại Indonesia – một nước đang thiếu năng lượng trầm trọng vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng tái tạo có thể sản xuất quy mô nhỏ, phù hợp với quốc đảo Indonesia, gồm 17.000 hòn đảo và khoảng 250 triệu dân.
Chính phủ Indonesia cam kết đưa đất nước trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất năng lượng xanh và đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 1/4 năng lượng sử dụng trong nước là năng lượng tái tạo.
Những hộ gia đình sản xuất năng lượng xanh quy mô nhỏ không thể đáp ứng mục tiêu này, nhưng cũng góp phần nhỏ bé thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Các dự án năng lượng tái tạo đều là các nguồn năng lượng truyền thống là gió và ánh nắng thì sáng kiến của làng Kalisari đã góp phần mở rộng thêm nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Indonesia còn nguồn năng lượng tái tạo khác là cây lúa miến và phân lợn.
Trước đây, dân làng Kalisari từng phải chờ cả tuần mới được thay bình gas LPG vì thiếu nguồn cung cấp và đường sá gập ghềnh khó đi. Nhất là trên đảo, Java đông dân cư, nhu cầu nhiên liệu càng lớn.
Một tháng nay, nhờ có khí gas từ đậu phụ mà dân làng chủ động nguồn nhiên liệu hơn.
Quá trình làm đậu phụ cần lượng nước lớn, khoảng 33 lít cho 1 kg bã đậu. Người ta cho axit acetic chua cho vào làm đậu phụ đông lại và nước chảy ra. Nước thải này được khử vi khuẩn trong bể để cho ra khí gas sinh học.
Dân làng Kalisarilàm đậu phụ.
Sau đó, khí gas được dẫn trực tiếp vào bếp lò. Đó chính là nhiên liệu tái tạo. Về lâu dài, chính quyền địa phương hy vọng khí gas sẽ thắp sáng xóm làng.
Nhờ khí gas sinh học không giới hạn, chi phí nhiên liệu trong làng giảm đi 3 lần so với gas LPG.
Cơ quan kỹ thuật của chính phủ Indonesia dự đoán nếu sử dụng khí gas từ đậu phụ trong cả nước thì mỗi năm thay thế được cho 56.000 tấn nhiên liệu hóa thạch.
Sáng tạo của làng Kalisari còn làm giảm ô nhiễm môi trường do hàng ngàn lít nước thải từ đậu phụ bị đổ ra sông và đồng ruộng quanh làng.
Từ nay, nước thải bốc mùi từ đậu phụ thay vì đổ ra sông, đã được đưa vào bể chứa để biến thành khí gas sinh học.
Nước thải từ đậu phụ được đưa vào bồn chứa.
Cách sản xuất gas từ nước thải đậu phụ nhanh chóng được nhân rộng trong làng. Đến nay, gas tự sản xuất đủ để cung cấp cho gần 100 hộ gia đình.
Ông Masruri- một người dân trong làng, hy vọng 100% nhà dân sẽ được dùng khí gas sinh học, không còn ô nhiễm môi trường, biến làng Kalisari thành "ngôi làng xanh".
Các làng lân cận cũng hào hức làm theo làng Kalisari. Các nhà nghiên cứu Indonesia hy vọng áp dụng kỹ thuật này với nguyên liệu khác, như bột sắn.
Nguồn: Yahoo News