Người đi rừng phát hiện quả lạ màu đỏ, 'thần dược vàng' có giá hơn nửa triệu mỗi ký

Hoa Hướng Dương |

Loại quả này có hình dáng rất dễ gây nhầm lẫn với quả chôm chôm khi chín.

Ảnh: Thành Luân

Ảnh: Thành Luân

Một người đi rừng đã phát hiện ra một loại quả lạ mọc ở dưới gốc, cây của loại quả này rất giống với quả thảo dược (Tên khoa học: Amomum tsao-ko) và thực tế thì cả hai cũng đều là những cây sa nhân.

Tuy nhiên khác với quả của cây thảo dược trơn bóng thì quả của loài cây này có lớp vỏ cứng xù xì mà khi chạm vào khá đau tay. Đó là quả sa nhân tím (Tên khoa học: Amomum longiligulare) - một loài cây quý trong y học cổ truyền.

Xem video:

Quả sa nhân rừng

Cây sa nhân tím là thực vật có hoa trong họ Gừng thường sống ở các vùng núi phía Bắc của nước ta (được người Dao gọi là cây sa ngần, người Tày gọi là mác nẻng) và các tỉnh Tây Nguyên như các huyện M'Đrắc (Đắc Lắc), An Khê và K'Bang (Gia Lai), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sông Hinh (Phú Yên).

Cây sa nhân mọc thành bụi như cây gừng, lá lưỡi bẹ hình mác cũng khá giống với chiều cao 1,0-1,5 m. Quả của chúng có dạng hình trứng mà khi chín nhìn rất giống của chôm chôm nhưng vỏ cứng và gai nhỏ hơn (1mm).

Bên trong là các hạt màu nâu tía, bao bọc trong một áo hạt dạng màng màu nâu, khi ăn có vị ngọt chua và mùi rất thơm. Quả sẽ chín vào tháng 7 đến tháng 8 hằng năm, người ta thường thu hoạch quả của cây để làm thuốc.

Người đi rừng phát hiện quả lạ màu đỏ, thần dược vàng có giá hơn nửa triệu mỗi ký - Ảnh 2.

Cây sa nhân. Ảnh: Pinterest

Sa nhân: 'Thảo dược vàng' cho hỗ trợ tiêu hóa

Sau khi thu hoạch, quả sa nhân sẽ được đem phơi hoặc sấy khô ở 40 đến 50 độ C và bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt. Trong quả sa nhân có rất nhiều thành phần hóa học chứa trong tinh dầu như: Phelandren 2,3%, saponin 0,69%, d-camphor 33%, d-borneola 19%, I-limonen 7%, linalola, paraametoxyethylxinamat 1%, acetat bornyla 26,5%, pinen 1,8%,…

Theo Y học cổ truyền, thì quả cây sa nhân có thể dùng làm thuốc để chữa đau bụng, nôn mửa, ăn không tiêu, chướng bụng, an thai hay tiêu chảy, đại tiện khó, chữa đau hay sâu răng, viêm loét dạ dày...

Hiện nay loài cây này đã được trồng ở nhiều nơi và là cây có giá trị kinh tế cao, sa nhân khô có giá từ 500.000 – 600.000 đồng/kg và mỗi năm có thể cho thu hoạch hàng tỷ đồng.

Nguồn video: Cuộc sống miền núi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại