Người đàn ông mất ngay 70 triệu đồng vì chiêu trò "chuyển tiền giả lấy tiền thật"

KV |

Vì tin tưởng khác hàng thân quen, người đàn ông này đã sập bẫy mà không hề hay biết.

Đây là chiêu trò lừa đảo nóng đã khiến nhiều người sập bẫy trong thời gian qua. Hồi tháng 7/2024, ông Lý chủ một cửa hàng tại Công Hà, tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) nhận được một lời kết bạn và trò chuyện của một người lạ tên Vương trên WeChat. Người này nói với ông Lý rằng do mình khách quen, thường mua hàng tại cửa tiệm của ông. 

Sau đó vài ngày, người tên Vương này nhờ ông giúp đỡ và nói muốn đổi tiền từ tài khoản ngân hàng sang ví WeChat với lý do tài khoản ngân hàng của mình gặp chút trục trặc nên không chuyển tiền sang WeChat được. 

Để chứng minh bản thân, người này còn gửi cả ảnh chứng minh nhân dân cho ông Lý. Lúc này, ông Lý dần tin tưởng và ít cảnh giác hơn trước một lời đề nghị chỉ đơn giản là đổi tiền và không hề tốn phí. Đã vậy, người này còn là người đã từng mua hàng, nên vì muốn giữ khách và giúp người khác cũng chẳng hề thiệt hại gì nên ông Lý đã chấp nhận yêu cầu đổi 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) cho "khách quen".

Người đàn ông mất ngay 70 triệu đồng vì chiêu trò "chuyển tiền giả lấy tiền thật" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi ông Lý chuyển tiền xong xuôi, đối phương cũng gửi lại hình ảnh chụp màn hình về giao dịch chuyển khoản. Tuy nhiên, ông Lý vẫn chưa hề nhận được số tiền này. Ông hỏi ngược lại đối phương thì người này có ý lảng tránh với lý do "có thể ngân hàng gặp lỗi nên tiền chưa sang được". Ông Lý bắt đầu hoài nghi và sau đó vài ngày thì ông khẳng định mình đã bị lừa nên đã gọi báo cảnh sát. Lúc này, ông mới biết người tên Vương này là danh tính giả mạo, cả chứng minh nhân dân được gửi cho ông cũng là hình ảnh đã qua chỉnh sửa. 

Bằng chuyên môn nghiệp vụ, cảnh sát nhanh chóng lần theo các dấu vết trên mạng của người tên Vương này. Sau đó, cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm Vương và tiến hành điều tra về một đường dây lừa đảo giả mạo chuyển khoản. 

Người đàn ông mất ngay 70 triệu đồng vì chiêu trò "chuyển tiền giả lấy tiền thật" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại cơ quan điều tra, tên Vương thừa nhận không chỉ lừa ông Lý mà còn nhiều nạn nhân khác. Theo thống kê, tổng số tiền lừa gạt bằng chiêu trò này của các nạn nhân lên đến con số hơn 200.000 nhân dân tệ (hơn 700 triệu đồng). 

Ngoài ra, một băng nhóm chuyên dùng thủ đoạn giả mạo hóa đơn, bill chuyển khoản trên khắp Trung Quốc cũng đã được tìm ra. Ước tính tổng số tiền lừa đảo lên đến hơn 1 triệu nhân dân tệ (hơn 35 tỷ đồng). 

Cảnh sát cũng đưa ra cảnh báo đến người dân, để tránh bị lừa đảo cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao dịch tiền, hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi kẻ gian cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công. Người dân khi giao dịch nên chờ thông báo tiền từ ngân hàng và kiểm tra kỹ số tiền thay vì tin tưởng vào ảnh chụp giao dịch chuyển tiền. 

Bên cạnh đó, lưu ý không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước. Nếu gặp vấn đề, hãy liên hệ cảnh sát gần nhất để được hỗ trợ.  

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại