Ảnh: Kknews
Một ngày nọ, một người đàn ông đi lên núi như thường lệ, khi đang cuốc đất thì bất chợt tìm thấy một chiếc rìu có hình dáng và màu sắc kỳ lạ. Chiếc rìu có màu xanh đẹp mắt, trang trí rất mỹ miều, ông ta nghĩ đây hẳn là bảo vật có giá trị nên đã giữ nó lại.
Chiếc rìu được làm bằng ngọc bích cao cấp Hòa Điền. (Ảnh: Kknews)
Người đàn ông cảm thấy vô cùng hối hận vì ngày xưa đã không chịu khó học tập nên giờ không thể nhận biết đây là món đồ gì. Ông ta đành nhờ người mời một chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ đến để thẩm định cái rìu.
Khi nhìn thấy món đồ, chuyên gia thốt lên: "Chú đụng trúng kho báu rồi!". Theo chuyên gia, đó là một chiếc rìu đầu rồng làm bằng ngọc bích Hòa Điền từ thời nhà Thanh.
Chiếc rìu được trang trí với phần đầu hình rồng, phần tay cầm là đuôi rồng. Ở thời Đường, Tống và Nguyên, những chiếc rìu bằng ngọc bích được dùng làm binh phù. Binh phù là thứ được trao cho người Tướng, khi người đó giơ lên hô toàn quân phải nghe theo. Nhưng ở thời nhà Thanh, nó có thể được dùng như một món vật phẩm phong thủy.
Giá trị của chiếc rìu ngọc bích vô cùng lớn. (Ảnh: Kknews)
Căn cứ từ các ghi chép lịch sử, các chuyên gia đã xác định được lai lịch của chiếc rìu ngọc bích. Nó vốn là một trong số những di vật từ vườn Viên Minh (Viên Minh Viên) nổi tiếng ở Bắc Kinh. Nó đã bị các quân đội từ Anh và Pháp phá hủy hoàn toàn vào năm 1860.
Tháng 8/1860, liên quân xâm nhập thủ đô Trung Quốc. Đến ngày 6/10/1860, lực lượng Anh-Pháp chiếm được Viên Minh Viên - biểu tượng quyền lực trong 1 một thế kỷ rưỡi của Trung Quốc.
3.500 liên quân Anh-Pháp xông vào khu vườn hoàng gia để cướp bóc và phóng hỏa, lửa cháy ba ngày chưa dứt. Khu vực lân cận của Viên Minh Viên gồm Tĩnh Minh Viên, Tĩnh Nghi Viên, Sướng Xuân Viên, Hải Điến Trấn,... đều bị lửa tấn công.
Theo các chuyên gia, chiếc rìu này có thể là bảo vật từ vườn Viên Minh. (Ảnh: Kknews)
Theo tư liệu trên iFeng, đã có khoảng 1.5 triệu đồ vật quý giá các loại bị cướp bóc từ ngự viên, bao gồm nhiều đồ đồng thời Tiên Tần, hay các báu vật thời Đường, Tống, Nguyên, Minh,... Nhiều báu vật bị đánh cắp trong giai đoạn này hiện vẫn còn được trưng bày tại các bảo tàng nước ngoài và lưu giữ trong nhiều bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân.
Tuy các chuyên gia không biết lý do vì sao chiếc rìu bằng ngọc bích lại xuất hiện ở một vùng núi xa xôi như vậy, nhưng họ có thể khẳng định giá trị của nó là vô cùng lớn. Các chuyên gia cũng khuyên người đàn ông, nếu không chứng minh được quyền sở hữu đối với chiếc rìu thì tốt nhất ông nên giao nộp cho quốc gia để tránh bị coi là sở hữu cổ vật bất hợp pháp.
Sau khi nghe xong lời khuyên của các chuyên gia, người đàn ông đã giao nộp chiếc rìu ngọc bích cho Cục Di tích Văn hóa Địa phương. Đại diện của Cục Di tích Văn hóa địa phương đã tới tận nhà trao cho ông một bằng khen và một số tiền mặt tượng trưng để thay lời cảm ơn.
Tham khảo: Kknews