Ngày 16/6, ông Sào ở Hàng Châu đã uống 4 chai rượu trắng, đến sáng ngày hôm sau vì phản ứng say rượu nên ông không ăn sáng, khi đến gần bữa trưa ông cảm thấy khát, thì ra tiệm mua một cốc nước hoa quả ép, uống xong vẫn không cảm thấy hết khát, ông Sào lại tiếp tục mua một chai nước uống có ga và uống một hơi hết nửa chai.
Sau 10 phút, ông Sào cảm thấy phần dạ dày rất khó chịu, tuy nhiên nhìn vào nửa chai coca trong tay thấy tiếc, ông lại nhâm nhi và uống hết cả chai. Sau khi uống hết nửa chai nước có ga còn lại, ông Sào một lần nữa có triệu chứng buồn nôn , nôn ói dữ dội, đồng thời xuất hiện cơn đau dai dẳng ở phần bụng trên.
Lúc này, đồng nghiệp nhanh chóng đưa ông Sào đến bệnh viện địa phương để cấp cứu, ở bệnh viện bước đầu kiểm tra bác sĩ hoài nghi ông Sào bị vỡ đường tiêu hóa, sau đó ông được chuyển đến Bệnh viện thứ 4 Thường Châu, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán ông bị vỡ thực quản dưới.
Sau 10 phút, ông Sào cảm thấy phần dạ dày rất khó chịu, tuy nhiên nhìn vào nửa chai coca trong tay thấy tiếc, ông lại nhâm nhi và uống hết cả chai.
Bác sĩ Du Kiến Vinh, phó Khoa lồng ngực của Bệnh viện thứ 4 Thường Châu cho biết: "Phẫu thuật phát hiện ra rằng bệnh nhân bị vỡ thực quản dưới, tắc nghẽn máu cục bộ, màng phổi dọc theo thực quản bị vỡ, độ bám dính cục bộ rõ ràng, trong ngực có lượng lớn dịch màu đỏ nâu đục ngầu, nếu không điều trị kịp thời, một khi nhiễm trùng màng liên kết phủ tạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng".
Theo bác sĩ Du Kiến Vinh: Vỡ thực quản thường là do chấn thương, dị vật hoặc đột ngột tăng áp lực ổ bụng, bệnh nhân trước khi phát bệnh có tình trạng nôn ói dữ dội mà dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng, đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị vỡ thực quản.
Lý do sau khi say rượu thì rất dễ phát sinh phản ứng đường tiêu hóa, cộng thêm việc bụng đói uống nước ép hoa quả và uống nước có ga, điều này đối với đường tiêu hóa là kích thích không nhỏ.
Dấu hiệu sớm phát hiện chứng bệnh vỡ thực quản
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi người bệnh bị vỡ thực quản thì điển hình thường xuất hiện 3 triệu chứng:
Theo các chuyên gia thì các triệu chứng có thể thay đổi tùy vị trí tổn thương, thời gian từ lúc vỡ thực quản đến khi được can thiệp.
- Bệnh nhân sẽ nôn ói nhiều: Lặp đi lặp lại, thường gặp ở đàn ông trung niên có chế độ ăn uống nhiều và hay uống rượu.
- Xuất hiện đau ngực: Khởi phát đột ngột sau nôn, đau ở ngực dưới và bụng trên, đau có thể lan lên vai trái hay sau lưng, đau tăng khi nuốt.
- Tràn khí dưới da: Đây là triệu chứng gặp ở 28-66% bệnh nhân và rất có tác dụng giúp cho chẩn đoán xác định bệnh. Chụp cắt lớp thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí trung thất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì các triệu chứng có thể thay đổi tùy vị trí tổn thương, thời gian từ lúc vỡ thực quản đến khi được can thiệp. Một số triệu chứng có thể gặp như: sốt, vã mồ hôi, tím ngoài da, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt.
Ho thường xảy ra sau nuốt, do có sự thông thương giữa thực quản và khoang màng phổi. Khó thở , thở nhanh, do viêm màng phổi hay tràn dịch màng phổi. Khàn giọng. Bụng gồng cứng.
Còn với bệnh nhân phát hiện muộn thường có biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, nên chẩn đoán trong giai đoạn này khá khó khăn khi biến chứng nhiễm khuẩn đã che lấp các biểu hiện khác trên chẩn đoán hình ảnh.
(Nguồn: Sohu)