Cuộc sống nghèo khó từ thở bé của “vua phế liệu”
Hồ Vĩnh Căn sinh năm 1933 trong một gia đình nông dân ở huyện Tân Tân, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Gia đình ông rất nghèo, bố mẹ Hồ Vĩnh Căn đã cố gắng dành dụm cho con đi học, mong muốn ông theo con đường tri thức để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Để thực hiện ước mơ thay đổi số phận nghèo khó, ông đã nỗ lực học tập. Gia đình không có tiền mua sách bổ trợ, ông đã mượn tài liệu học của bạn, ghi chép lại và tự nghiên cứu. Nỗ lực của ông đã được đền đáp, Hồ Vĩnh Căn được nhận vào Trường Kỹ thuật Không quân Thành Đô. Thời ấy, giá trị của tấm bằng này vượt xa giá trị của bằng đại học ngày nay.
“Vua phế liệu” Hồ Vĩnh Căn (Ảnh: Internet)
Năm 1958, sau khi tốt nghiệp, Hồ Vĩnh Căn đi làm công nhân cho một nhà máy sản xuất máy móc. Tại đây, ông đã gặp và kết hôn với người vợ của mình. Sau khi có gia đình, cuộc sống của ông cũng không khá khẩm hơn là bao. Con gái ông từng bị bạn bè chế giễu vì đi chân đất và mặc quần áo vá chằng chịt.
Khi đã 56 tuổi, nhận thấy chỉ làm một công việc ổn định ở thôn quê thì không thể phất lên, Hồ Vĩnh Căn quyết định lên thị trấn lập nghiệp. Một ngày nọ, khi nhìn thấy một thanh niên vứt chai nước khoáng vào thùng rác, ông đã nhận ra cơ hội kinh doanh.
Ông đã cầm vỏ chai đến nhà máy hỏi và phát hiện ra nó rất đáng tiền. Hồ Vĩnh Căn liền nghĩ,nhà nào cũng có phế phẩm, nếu thu gom chúng và bán lại cho các nhà máy sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa bảo vệ môi trường và quan trọng là kiếm được tiền.
Con đường lập nghiệp từ “kẻ nhặt rác” trở thành tỷ phú
Hồ Vĩnh Căn đã vay một người bạn 500 tệ (gần 2 triệu VND) để mua một chiếc xe đạp và lắp 2 chiếc giỏ bên hông xe. Nhiều người tò mò: liệu những đồ bỏ đi này có kiếm được tiền không?
Hồ Vĩnh Căn khởi nghiệp từ chiếc xe đạp (Ảnh minh họa: Internet)
Năm 1991, Hồ Vĩnh Căn đã thành lập “Hiệu buôn Hoa Thanh”. Thời gian đầu, một mình ông đã phải đảm đương các công việc, kể cả lọc phế phẩm để lấy phần kim loại. Sau một thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy lợi nhuận của thu mua tái chế giấy báo quá ít, mà tỷ suất lợi nhuận của tái chế kim loại cũ lại cao hơn rất nhiều. Vì vậy, ông tập trung vào tái chế phế liệu các kim loại quý.
Năm 1993, Công ty tái chế kim loại nặng thuộc sở hữu nhà nước của quận Tân Tân đã chọn hợp tác cùng Hồ Vĩnh Căn. Có chỗ dựa vững chắc, ông không cần qua trung gian nữa, bởi vậy mà với mỗi tấn thế thải ông có thể đạt lợi nhuận lên đến 1.000 NDT. Đến cuối năm, tổng tài sản của ông đã lên tới hàng trăm nghìn NDT.
Hồ Vĩnh Căn tập trung vào tái chế phế liệu từ kim loại (Ảnh minh họa: Internet)
Cùng với lượng phế thải ngày càng tăng, công việc của Hồ Vĩnh Căn cũng ngày càng bận theo. Ông quyết định tự mình làm chủ và thuê vài người công nhân phụ giúp. Vừa đúng lúc ấy, Công ty ông hợp tác cũng đã quyết định ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân, vì vậy ông đã nhanh tay nắm bắt cơ hội này.
Năm 1996, doanh thu của công ty đạt 15 triệu NDT. Thành công của Hồ Vĩnh Căn đã mang lại hiệu ứng dây chuyền. Trên các con phố lớn hay hẻm nhỏ, người đi đường không khó để thấy những người già vác bao tải đang nhặt rác, dùng chai nhựa và kim loại cũ để kiếm ăn. Có thể nói, Hồ Vĩnh Căn là người mở đường cho nghề nhặt phế thải.
Không khó để trên đường bắt gặp các cụ già vác bao tải thu gom phế liệu (Ảnh: toutiao)
Năm 1999, doanh thu của công ty đạt 50 triệu NDT. Hồ Vĩnh Căn quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời tiến hành hợp tác chặt chẽ với các tỉnh khác.
Giờ đây, khối tài sản của Hồ Vĩnh Căn đã lên tới hàng chục tỷ NDT. Khi cuộc sống trở nên sung túc, vị doanh nhân thiện lương này đã quyết định làm từ thiện. Xây trường học giúp các em bé ở nông thôn có tuổi thơ tươi đẹp, lập quỹ tình thương, xây viện dưỡng... đều là những việc Hồ Vĩnh Văn muốn làm.
Khi đã giàu có, Hồ Vĩnh Căn quyết định làm từ thiện (Ảnh minh họa: Intenet)
Quyết định khởi nghiệp ở tuổi 56, sau 17 năm, tài sản của Hồ Vĩnh Căn đã lên tới hơn 100 triệu NDT (khoảng hơn 350 tỷ VND). Xuất phát từ tình yêu thương của một người cha, người chồng mong muốn gia đình có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn, cùng với sự nhanh nhạy, thông minh, bản lĩnh và biết nắm bắt thời cuộc, Hồ Vĩnh Căn đã từ một công nhân có gia cảnh bần hàn trở thành “vua phế liệu”, mở ra cơ hội kinh doanh cho ngành công nghiệp tái chế phế thải.
Nguồn: Toutiao