Vì sao có bệnh thận và tiểu đường phải coi trọng chế độ ăn uống?
Bài viết này của bác sĩ Mạc Vĩ, khoa Nội tiết, Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Đông (TQ) về những yêu cầu liên quan đến chế độ ăn uống của người tiểu đường và bệnh thận.
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính tương đối phổ biến. Nếu bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, nó sẽ dễ dẫn đến các biến chứng khác nhau, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Trong đó, bệnh thận do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường rất phổ biến. Bệnh tiểu đường phức tạp dẫn tới bệnh thận làm tăng thêm thiệt hại cho cơ thể, và cần phải có biện pháp điều trị hiệu quả một cách kịp thời.
Ngoài ra, có rất nhiều điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày đối với nhóm người có các vấn đề về thận và tiểu đường, đặc biệt là người bệnh tiểu đường bị biến chứng gây ra bệnh thận.
4 nguyên tắc về chế độ ăn uống
1, Cần kiểm soát thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo
Ngoài việc điều trị bệnh thận, bệnh nhân mắc bệnh thận do đái tháo đường cũng cần một lưu ý rất quan trọng đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu của chính họ.
Chỉ những bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường mới có thể kiểm soát lượng đường trong máu để tránh tiếp tục gây hại cho thận và khiến bệnh thận tiếp tục phát triển.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Đối với một số thực phẩm nhiều đường và chất béo cao, thì rất cần phải tránh. Ăn quá nhiều thực phẩm như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ra gánh nặng lớn hơn cho thận.
2, Không được uống rượu
Một số người mắc bệnh tiểu đường nghĩ rằng họ chỉ đang có chỉ số lượng đường trong máu cao, nên đã cố gắng không ăn đồ ngọt. Nhưng trên thực tế, ngay cả chế độ ăn kiêng không ngọt cũng có lượng calo cao, chẳng hạn như tụ tập bạn bè, làm việc và giải trí là không thể thiếu những bữa tiệc có rượu.
Bạn biết rằng, rượu chứa nhiều calo và uống thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của lượng đường trong máu trong cơ thể. Ngoài ra, rượu lại được chuyển hóa ở gan và thận. Uống rượu trong thời gian dài sẽ khiến độc tố của rượu gây hại cho các cơ quan nội tạng.
3, Tránh ăn thực phẩm nhiều muối
Mặc dù lượng muối ăn vào không có mối quan hệ nhất định với chỉ số lượng đường trong máu, nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao sẽ khiến lượng máu tăng lên và để huyết áp cao xảy ra, trong khi huyết áp và thận có mối quan hệ mật thiết.
Khi huyết áp tăng, thì thận áp cũng tăng, sẽ làm cho thận không ổn định, vì vậy đối với một số thực phẩm có lượng muối cao hơn, chẳng hạn như nhiều loại thực phẩm ngâm tẩm với muối thì tốt nhất bạn nên kiêng hoàn toàn.
4, Không được hút thuốc
Ngoài rượu, những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên chú ý đến rằng bạn không được hút thuốc, đặc biệt là những người mắc thêm bệnh thận.
Nếu bạn để bản thân hút thuốc trong quá trình điều trị bệnh, rất dễ làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh. Nếu các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương, các mạch máu nối với thận sẽ có vấn đề và từ đó, bệnh thận do tiểu đường sẽ tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường nên chú ý đến lượng protein.
Bác sĩ Mạc Vĩ, khoa Nội tiết, Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Đông (TQ) cho biết, sự xuất hiện của bệnh thận do đái tháo đường sẽ làm giảm chức năng thận, vì vậy khi bệnh thận xảy ra sớm thì nên chú ý đến việc hấp thụ protein, tránh ăn quá nhiều protein và các sản phẩm từ đậu nành, ngăn chức năng thận tăng lên và để bệnh thận tiếp tục phát triển.
Bạn có thể thực hiện chế độ ăn có protein chất lượng thấp hơn.
Nói chung, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống của họ một khi tự bản thân cảm thấy rằng tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn, bao gồm người bệnh thận do đái tháo đường.
Bạn cũng cần hiểu rõ một số chống chỉ định với chế độ ăn uống, và chú ý đến việc uống nước. Bệnh nhân mắc bệnh thận do tiểu đường sẽ không thể truyền nước vì suy giảm chức năng thận.
Do vậy, cần chú ý đến việc ăn muối và uống nước hợp lý để tránh phù nề nếu chức năng thận không hoạt động hiệu quả.
*Nguồn: BS Gia đình (TQ)