Có một lần, tỷ phú Jack Ma và nam diễn viên Hoàng Bột cùng tham dự một sự kiện. Khi gặp Hoàng Bột, Jack Ma đã hỏi Hoàng Bột một câu: "Anh nghĩ tôi trông như thế nào?".
Ai cũng biết Jack Ma là một người có EQ cao và câu hỏi của ông thực sự rất hay. Thế nhưng Hoàng Bột cũng chứng minh mình "không phải dạng vừa" khi đáp trả bằng một câu trả lời đầy dí dỏm: "Tôi nghĩ nhan sắc của hai chúng ta khá tương đương".
Sau khi nghe câu trả lời của Hoàng Bột, Jack Ma đã bật cười thành tiếng. Ông tỏ ra rất khâm phục EQ của Hoàng Bột bởi câu trả lời của nam diễn viên không chỉ trả lời được câu hỏi Jack Ma đưa ra mà còn trả lời một cách hết sức nghiêm chỉnh, vẹn toàn.
Hoàng Bột và tỷ phú Jack Ma đều là những người có EQ rất cao
Có thể nói, EQ là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người. IQ có thể là bàn đạp cho chúng ta nhưng quyết định xem chúng ta có thể tiến xa đến đâu thực tế phụ thuộc vào EQ.
Người có EQ thấp đi đâu cũng luống cuống, làm gì cũng được cái này mất cái kia, dễ gây mất lòng người khác. Trong khi đó, người có EQ cao lại khiến người đối diện cảm thấy rất thoải mái, được tôn trọng và dễ hòa hợp. Rõ ràng, biết ăn nói, biết đối nhân xử thế có thể giúp bạn để lại ấn tượng tốt với mọi người, con đường sự nghiệp cũng theo đó mà mở rộng hơn, song không phải ai cũng hiểu điều này. Kết quả là họ dễ phạm phải những từ/ những câu "cấm kỵ" khiến mối quan hệ xã hội của họ trở nên đầy căng thẳng.
Dưới đây là 3 câu mà những người EQ thấp thường nói rất nhiều và đương nhiên, họ không nhận ra được sự "nguy hiểm" của những câu nói này.
1. "Tôi biết làm sao được, bạn có nói đâu"
Ở nơi làm việc, chúng ta thường gặp phải tình huống bị sếp hỏi han về công việc. Có những việc bạn hoàn toàn không biết và cũng có những việc có thể bạn đã được dặn dò rồi mà quên mất. Nhưng khi đối mặt với những câu hỏi của sếp, đừng bao giờ nói những câu đại loại như: "Em có biết đâu, sếp có nói gì đâu"/ "Em biết làm sao được, sếp có nói với em đâu".
Ảnh minh họa
Khi câu nói này được thốt ra, nó không chỉ phơi bày thái độ làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm của bạn mà còn khiến sếp cực kì phản cảm. Chúng ta cần xem xét tính nặng nhẹ, gấp hay không gấp của vấn đề để trả lời cho hợp lý.
Nếu sự việc không quá khẩn cấp, sếp chỉ quan tâm mang tính tượng trưng mà bạn lại nghiêm trọng hóa vấn đề, vội vàng bào chữa cho mình, mọi chuyện sẽ hóa ra rất tệ. Trong tình huống này, không chỉ bạn khó xử mà sếp bạn cũng thấy khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp cũng như cơ hội thăng quan tiến chức của bạn.
Trong khi đó, những người có EQ càng cao nói chuyện càng dễ làm đối phương thấy thoải mái. Nếu bạn thực sự không hiểu về chuyện sếp đang hỏi, hãy đáp lại một cách khéo léo rằng: "Thưa sếp, em sẽ theo dõi rồi tổng kết lại và báo cáo sếp sau". Câu trả lời này khiến mọi người đều thấy dễ chịu và bạn không mang tiếng vô trách nhiệm.
2. "Tôi đã nói với bạn rồi"
Nếu đồng nghiệp của bạn không hoàn thành tốt công việc, chắc chắn họ sẽ là người buồn nhất. Nếu lúc này bạn vẫn cố tình khoe khoang bằng những câu nghe tưởng chừng vô hại như: "Tôi đã nói rồi"/ Tôi đã bảo rồi mà"... thì chẳng khác nào, bạn đang một lần nữa xát muối vào vết thương của họ. Cứ thế, đến cuối cùng, mối quan hệ giữa hai người sẽ vô cùng căng thẳng.
Mỗi khi gặp chuyện, đừng luôn cho rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn, nhất là khi nó có liên quan đến lợi ích của người khác. Khi ấy, sự an ủi đúng mực không nghi ngờ gì sẽ được khuyến khích hơn những câu khích bác ra mặt làm người khác đau khổ hơn.
Ảnh minh họa
3. "Tôi chỉ đùa thôi mà, làm gì mà nghiêm túc thế?"
Có một câu nói rất hay: Người thích đùa là người dễ nói sự thật nhất. Họ luôn thể hiện sự không vui hay cảm xúc cá nhân của mình theo cách bông đùa.
Một khi thấy người khác không thoải mái, người EQ thấp thường nhanh chóng buộc tội đối phương quá nhỏ nhen, đùa vui chút thôi mà cũng làm căng. Nếu chính bạn cũng nghĩ như vậy thì lời khuyên chân thành dành cho bạn là hãy bỏ ngay tư tưởng này đi. Thực sự không có gì buồn cười khi nói đùa quá trớn, ngoài việc nó khiến mối quan hệ của các bạn đi đến ngõ cụt.