Theo một báo cáo mới đây, người chuyển giới ở Trung Quốc buộc phải mua thuốc điều trị nội tiết tố ở chợ đen và thậm chí phải tự mình phẫu thuật do bị phân biệt đối xử nặng nề.
Tại Trung Quốc, những người chuyển giới bị coi là mắc bệnh tâm thần và phẫu thuật chuyển giới cần phải có sự chấp thuận từ gia đình, nên điều này vô hình chung đã tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận sự điều trị an toàn.
Doriane Lau, nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Trung Quốc đang bỏ rơi người chuyển giới.
Luật pháp và chính sách mang tính phân biệt đối xử khiến nhiều người không có chọn lựa nào khác ngoài việc mạo hiểm mạng sống của mình với việc tự phẫu thuật trên cơ thể mình và tìm kiếm, sử dụng các loại thuốc điều trị nội tiết tố thiếu an toàn trên chợ đen“.
Trường Đại học quốc gia Đài Loan tổ chức ngày hội nam sinh mặc váy để phá vỡ định kiến với người chuyển giới.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng người chuyển giới là “vô hình” ở Trung Quốc.
Họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở nhà, trường học, nơi làm việc và trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Không có luật chống phân biệt đối xử để bảo vệ các cộng đồng LGBT ở Trung Quốc.
Để phẫu thuật chuyển giới, sống đúng với giới tính của mình, ngoài sự đồng ý của gia đình thì những người này cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau: Trên 20 tuổi, chưa kết hôn và đã trải qua liệu pháp điều trị tâm lý một năm trước đó.
Bên cạnh đó, họ phải chứng minh được rằng họ đã muốn phẫu thuật chuyển giới trong 5 năm và không hề có suy nghĩ do dự.
Vì vậy, không ít người đã liều lĩnh quyết định thuê bác sĩ phẫu thuật chuyển giới trên chợ đen hoặc thậm chí là tự phẫu thuật chuyển giới cho mình.
Nam sinh mặc váy tới trường.
Huiming, một người phụ nữ chuyển giới ở độ tuổi 30 chia sẻ, cô đã phải mua thuốc điều trị nội tiết tố trực tuyến trên chợ đen khi vẫn còn học đại học.
Do sợ gia đình không cho phép phẫu thuật chuyển giới và không tìm được bác sĩ phẫu thuật chuyển giới trên chợ đen nên Huiming đã tự phẫu thuật loại bỏ bộ phận sinh dục của mình vào năm 2016.
Tuy nhiên, sự nỗ lực của cô đã sai và cô được đưa vào bệnh viện ngay sau đó. Đến lúc này, cô vẫn yêu cầu bác sĩ nói dối với bố mẹ rằng cô nhập viện là do bị tai nạn.
“Tôi vừa mừng vừa sợ. Tôi sợ vì chảy máu quá nhiều và tôi có thể chết ngay tại đó. Tôi sợ rằng khi tôi chết đi, tôi vẫn là đàn ông vì tôi chỉ phẫu thuật một phần“, Hiuming nói.
Sau đó, Hiuming đã đến Thái Lan để phẫu thuật khẳng định lại giới tính của mình. Trước khi phẫu thuật, Hiuming đã gọi cho mẹ thông báo về quyết định này và giờ đây mẹ đã chấp nhận cô.
Nam sinh Đài Loan mặc váy tới trường
Để phá vỡ định kiến của xã hội với người chuyển giới, vào ngày 13/5 vừa qua, các nam sinh trường Đại học quốc gia Đài Loan (NTU) đã tổ chức “Ngày mặc váy của nam sinh NTU”.
Theo đó, thay vì mặc quần tới trường như bình thường, các nam sinh đã mặc váy giống như các bạn nữ.
Ban tổ chức chương trình này chia sẻ: “Xã hội vẫn chưa thể hiểu hết về giới tính và có nhiều định kiến với người chuyển giới, dẫn đến việc nhiều sinh viên bị bắt nạt và thậm chí là tự tử.
Tôi hy vọng thông qua hoạt động này, nhiều người sẽ từ bỏ sự thù địch, phân biệt đối xử và chấp nhận sự khác biệt của họ“.
Ngày hội mặc váy của nam sinh Đại học quốc gia Đài Loan được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 và đây là năm thứ 2 nhà trường tổ chức sự kiện này.
Ban tổ chức cho biết, mặc dù các năm trước nhà trường không tổ chức sự kiện này nhưng họ vẫn có nhiều hoạt động khác.
Một số bức ảnh trong “Ngày mặc váy của nam sinh NTU”: