Chế độ dinh dưỡng của người bị cao huyết áp sẽ tác động rất lớn đến việc phòng tránh huyết áp tăng cao đột ngột cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Theo các chuyên gia, lối sống lành mạnh có thể mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, kể cả với các trường hợp di truyền. Dưới đây là 10 cách ngăn chặn và kiểm soát biến chứng cao huyết áp.
1. Tự đo huyết áp tại nhà
Nắm rõ chỉ số huyết áp của bản thân
Nhiều người huyết áp cao có tâm lý lo sợ khi đến bệnh viện, đến khi huyết áp tăng cao đột ngột mới đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Thế nên, cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp là tự đo ở nhà hàng ngày. Thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
2. Hạn chế uống rượu
Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế rượu, không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.
3. Không để cân nặng 'vượt chuẩn'
Thừa cân là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến tim và huyết áp. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép, chứng cao huyết áp sẽ dễ xuất hiện. Vì thế khi có dấu hiệu dễ thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.
4. Cảnh giác với muối ăn
Người bệnh huyết áp cao cần "dè chừng" với muối
Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp... vì chúng chứa rất nhiều natri.
Bên cạnh đó cũng nên dè chừng muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.
5. Hạn chế ăn thịt
Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).
6. Ăn nhiều rau
Ran xanh rất tốt cho sức khỏe mỗi người
Nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn chứa càng nhiều kali thì huyết áp càng thấp. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn nhiều rau quả chứa hàm lượng lớn kali sẽ rất tốt cho sức khỏe.
7. Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo
Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.
8. Sử dụng nhiều với ngũ cốc nguyên vỏ
Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.
9. Dùng thảo dược để ổn định huyết áp
Để ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến, người bệnh nên dùng các sản phẩm Đông y chiết xuất từ các thảo dược Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase,… có tác dụng ổn định huyết áp nhờ cơ chế điều hòa các tạng Tâm, Can, Thận, từ đó giúp hạ và ổn định huyết áp lâu dài.
Theo TS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương: "Sự kết hợp giữa Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa với bài thuốc Giáng áp hợp tễ trong Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng hỗ trợ kiểm soát và ổn định huyết áp, làm tan cục máu đông, tăng sức bền thành mạch, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh".
GS.Phạm Gia Khải cùng các chuyên gia y tế khuyến cáo người cao huyết áp dùng Hạ Áp Ích Nhân của công ty Nam Dược để hạ và ổn định huyết áp lâu dài
Để biết thêm các biện pháp phòng và điều trị cao huyết áp, người bệnh có thể truy cập website huyetapcao.vn hoặc gọi về số máy 09111.82.666 hoặc 024.7305.6199/ 028.7305.6199 để được nghe tư vấn giải đáp của các chuyên gia y tế.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.