Khi bạn bị bệnh gút, những thực phẩm chứa axit uric và protein thường bị bỏ qua.
Những người bị bệnh gút thường nghe giải thích tại sao họ cần tránh xa protein và cách chúng làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
Người bệnh gút cần hạn chế nhiều món ăn Ấn Độ như rau bina và đậu lăng. Với những lựa chọn hạn chế như vậy, người bệnh gút thường gặp khó khăn khi tìm kiếm chế độ ăn phù hợp.
Các thực phẩm nhiều dưỡng chất như trứng và sữa được cho là không tốt cho người bệnh gút vì chúng chứa nhiều protein.
Vấn đề ở đây là chúng ta cần biết không phải protein mà là purin trong thực phẩm mới khiến cho bệnh gút trầm trọng hơn.
Vậy người bệnh gút có nên ăn trứng và sữa không?
Trứng
Không phải tất cả các loại thực phẩm giàu protein đều có hàm lượng purin cao. Một số loại protein như protein có trong rau xanh và ngũ cốc không được cho là xấu với người bệnh gút.
Trứng chứa rất ít purin nên chúng là thực phẩm cho người bệnh này. Trứng cũng là nguồn axit béo oemga-3 phong phú.
Chúng cũng chứa nhiều vitamin B thiết yếu như choline, biotin và axit folic.
Sữa
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trên thực tế sữa giúp giảm hàm lượng axit uric trong máu, do vậy giảm độ nghiêm trọng của bệnh gút. Sữa cũng cung cấp đủ canxi cho việc hình thành mật độ xương và loại bỏ axit uric.
Vì hầu hết các loại thực phẩm cung cấp thịt như thịt gà, thịt bò và nội tạng đều bị cấm, nên lượng protein người bệnh gút hấp thu rất thấp. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này họ cần bổ sung sữa và trứng trong chế độ ăn.
Bạn cần bao nhiêu trứng và sữa mỗi ngày?
Các chuyên gia khuyến nghị bạn có thể uống 400ml sữa và ăn một quả trứng mỗi ngày. Người bệnh gút cũng có thể ăn lòng trắng trứng thay vì cả quả.
Bổ sung trứng và sữa là bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng nhu cầu protein trong khi thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.