Theo cuộc nghiên cứu gần đây, những ký tự này được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1900 với hơn 250 hình chạm khắc trên đá, được coi như một phần văn học dân gian địa phương trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.
Di tích cổ đại được bảo tồn này thật đáng ngạc nhiên, nó có thể làm viết lại lịch sử. Các chữ tượng hình đã được đặt tên theo vị trí của chúng; Kariong nằm phía Tây Gosford, dọc theo đường cao tốc Central Coast, là một địa phương ven biển giữa bang New South Wales. Australia.
Những ký tự giống chữ tượng hình Ai Cập cổ đại được phát hiện tai Australia.
Cư dân địa phương đã phát hiện và phân tích những chữ tượng hình đó. Các ký tự được viết theo cách thức cổ của các triều đại xa xưa, theo phong cách mà không thể nghiên cứu nhiều. Hầu hết các nhà Ai Cập học không đọc được những ký tự này .
Thực ra, việc đọc và dịch những ký tự cổ xưa này có ý nghĩa và giá trị lớn đối với lịch sử thế giới. Theo khá nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ, những hình chạm khắc ở Gosford là ký tự hiện đại giả mạo, chứ không phải của người Ai Cập cổ đại.
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng lịch sử đương đại và khảo cổ học rõ ràng sẽ không chấp nhận các chữ tượng hình như là xác thực cho thực tế rằng nó có thể thay đổi bộ mặt của lịch sử cổ đại.
Ông Ray Johnson - một nhà khảo cổ học nổi tiếng được đề nghị dịch những chữ tượng hình cổ cho Bảo tàng Cổ vật Cairo (Ai Cập) và đã thành công trong việc thực hiện các nghiên cứu thích hợp và dịch hai bức tường chữ tượng hình Ai Cập.
Sau đó, ông Ray Johnson chứng minh rằng các chữ tượng hình đó xuất phát từ Triều đại thứ ba (khoảng 2.500 trước CN).
Bản dịch của ông tiết lộ câu chuyện thảm khốc của nhà thám hiểm người Ai Cập cổ đại bị đắm tàu sau cái chết của người đứng đầu hoàng tộc.
"Thần Djes-eb" trong vùng đất thù địch kỳ lạ. Một nhóm gồm ba cụm chữ tượng hình ghi tên "Ra-Jedef" là vua cầm quyền vùng hạ và thượng sông Nile. Con trai của "Khufu" là con trai của nhà vua "Sneferu".
Các nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết khẳng định những chữ tượng hình có cách viết cổ xưa. Vì vậy, phát hiện này phù hợp với các nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng những chữ tượng hình này là thật.
Tuy nhiên, văn bản Phoenician và Sumer cổ xưa tương quan với nhau. Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học khác nhau đã nghiên cứu các biểu tượng lại coi là giả mạo vì không biết giá trị thật sự của nó.
Giáo sư nghiên cứu Ai Cập Nageeb Kanawiati đã xem xét một số ảnh chụp hồi năm 1983. Dựa vào đó, ông khẳng định rằng những văn bản đó có biểu tượng của Ai Cập. Những chữ tượng hình không phải là vô nghĩa, do những nhà nghiên cứu nghiệp dư thu thập được.
Tuy nhiên, hiện nay, có hai lường ý kiến dư luận, 1 bên ủng hộ giả thuyết rằng, các ký tự Ai Cập cổ đại được phát hiện thấy ở Australia. Bên kia cho rằng, đó chỉ là trò giả mạo.
Nguồn: EWAO