Kỹ thuật chế tác của những món cổ vật này đều đã bị thất truyền. (Ảnh: Kknews)
Thật đáng tiếc là chúng ta dù có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nhưng không bao giờ tạo ra được phiên bản thứ 2 của chúng.
1. Vân văn đồng cấm
Vân văn đồng cấm là một món cổ vật bằng đồng có niên đại từ thời Xuân Thu. Món cổ vật này được đúc bằng phương pháp khử sáp, là một cách đúc ba chiều vô cùng phức tạp và phương pháp sử dụng khuôn thông thường không thể tạo ra sản phẩm như vậy.
Món cổ vật bằng đồng này được làm từ phương pháp đúc khử sáp phức tạp. (Ảnh: Kknews)
Vân văn đồng cấm được tìm thấy bên trong lăng mộ tại Tích Xuyên thuộc tỉnh Hà Nam vào năm 1978. Theo ghi chép trong "Đường Hội Yếu", phương pháp đúc khử sáp bắt đầu từ những năm đầu của triều đại nhà Đường.
Tuy nhiên sự xuất hiện của vân văn đồng cấm đã đẩy lịch sử của kỹ thuật đúc khử sáp lên sớm hơn 1.100 năm. Giá trị của nó được xác định không dưới 1 tỷ NDT.
2. Tứ dương phương tôn
Tứ dương phương tôn là chiếc chén uống rượu lớn nhất thế giới. (Ảnh: Kknews)
Tứ dương phương tôn được khai quật tại sườn núi Nguyệt Sơn, thị trấn Hoàng Tài, huyện Nịnh Hương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1938. Đây là món cổ vật bằng đồng vô cùng quý giá từ thời nhà Thương.
Xung quanh thân chén là 4 con dê, được coi là biểu tượng của sự giàu có và cao quý trong xã hội Trung Quốc. Nó được công nhận là chén uống rượu bằng đồng nặng nhất và lớn nhất trên thế giới.
3. Thái dương thần điểu
Tác phẩm phù điêu bằng vàng có hình mặt trời và những con chim có xuất xứ từ thời nhà Thục. Với công nghệ chế tạo vô cùng tinh xảo, tấm phù điêu đã cho thấy một công nghệ chế tác hoàng kim hoàn mỹ của các nghệ nhân thời xưa.
Thái dương thần điểu là minh chứng rõ ràng về công nghệ chế tác hoàng kim tuyệt đỉnh của người xưa. (Ảnh: Kknews)
Hàm lượng vàng của tấm phù điêu là 94,2%. Món cổ vật được chế tác theo phương pháp rèn nóng vàng sa khoáng tự nhiên, sau đó dùng búa đập nhiều lần và cuối cùng là chấm điểm, cắt theo khuôn hoa văn mặt trời và chim thần.
4. Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được tìm thấy vào tháng 12 năm 1965 tại huyện Giang Lăng thuộc tỉnh Hồ Bắc. Trong quá trình khai quật, các nhà nghiên cứu phát hiện thanh kiếm Câu Tiễn trong một chiếc hộp gỗ kín được đặt bên cạnh bộ hài cốt và hàng nghìn hiện vật khác. Khi được đem ra khỏi lăng mộ nó vẫn còn sáng bóng như mới với 2 lưỡi sắc bén.
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dù hơn 2.000 năm tuổi vẫn sắc bén. (Ảnh: Kknews)
Lưỡi kiếm có chiều dài 55,7 cm, tay cầm là 8,4 cm và chiều rộng là 4,6 cm. Trên thân được trang trí hoa văn hình thoi và có khắc 8 chữ "Việt Vương Câu Tiễn, tự tác dụng kiếm". Điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên là dù hơn 2.000 năm tuổi nhưng thanh kiếm chưa hề có dấu hiệu bị hoen gỉ hay xỉn màu. Chính vì thế họ đã gọi nó là "thiên hạ đệ nhất kiếm".
5. Trống hổ sơn mài
Đây là một nhạc cụ sơn mài có niên đại từ thời Đông Chu. Trong lịch sử khảo cổ học tại Trung Quốc, các di vật văn hóa với chất liệu sơn mài vô cùng hiếm gặp, nếu được tìm thấy chúng thường thuộc thời Chiến Quốc và Tam Quốc.
Chiếc trống hổ sơn mài có tuổi đời hơn 2.400 năm. (Ảnh: Kknews)
Món cổ vật này được khai quật tại huyện Tảo Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc. Theo các chuyên gia, dù đã trải qua hơn 2.400 năm nhưng màu sắc của lớp sơn mài vẫn vô cùng tươi sáng và không có dấu hiệu bong tróc. Cho tới giờ, bí mật trong công nghệ phủ sơn mài của chiếc trống hổ này vẫn chưa các chuyên gia khám phá ra.
Tham khảo: Kknews