Ngôi mộ 'thầy cúng' 4.000 năm ẩn chứa bí mật vàng

Hà Thu |

Khoảng 4.000 năm trước, hai người đã được chôn cất gần Stonehenge với đồ tùy táng được mô tả là "trang phục của thầy cúng". Một phân tích mới cho thấy có dấu vết của vàng trên bề mặt mộ.

Ngôi mộ thầy cúng 4.000 năm ẩn chứa bí mật vàng - Ảnh 1.

Những vật dụng trong mộ từ gò chôn cất ở Upton Lovell đã gây chấn động dư luận khi chúng được khai quật vào năm 1801.

Dấu vết của vàng trên các công cụ bằng đá

Các đồ tạo tác từ cuộc khai quật năm 1801 đã được phân tích lại bằng các kỹ thuật khảo cổ học hiện đại.

Phân tích luyện kim cho thấy dấu vết của vàng trên các công cụ bằng đá là cổ xưa và tương ứng với các nguồn vàng khác được sử dụng trong thời đại đồ đồng ở Anh.

Đó là tập hợp bao gồm rìu đá lửa, một chuỗi hạt đá mài bóng và hàng chục mấu xương—có thể là từ một chuỗi vòng cổ khác và tua rua của một bộ quần áo. Bộ sưu tập, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Wiltshire ở thị trấn Devizes, vào thời điểm đó được hiểu là đồ chôn cất của một "thầy cúng" hoặc thánh nhân.

Giới tính của hai người được chôn trong gò đất chưa bao giờ được xác định, nhưng họ được giải thích vào năm 1801 là thầy cúng và vợ của ông ta.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất củng cố ý kiến ​​rằng, ít nhất một trong số họ nổi tiếng với khả năng tạo ra đồ trang sức từ vàng và các vật liệu quý khác, tác giả chính của nghiên cứu Rachel Crellin, một nhà khảo cổ học tại Đại học Leicester ở Anh, cho biết. Cô nói: “Cả hai người này đều có liên quan với một bộ công cụ cho phép họ tạo ra những đồ vật cực kỳ tinh xảo và đẹp đẽ, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng.

Cả hai ngôi mộ đều nằm trong số rất nhiều ngôi mộ thời tiền sử được tìm thấy cách Stonehenge vài dặm, điều này củng cố ý kiến ​​cho rằng toàn bộ khu vực này từng là nghĩa địa thời tiền sử trong hàng nghìn năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại