Ngôi làng ''sống vô tư'' dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc

ĐỨC 2 XÍCH |

Với khẩu hiệu: "Hãy nghỉ ngơi. Thất bại cũng không sao", nhóm quản lý của ngôi làng này đã phục hồi các tòa nhà cũ tại thành phố cảng Mokpo thành nơi giúp giới trẻ giải tỏa áp lực.

Thành phố cảng Mokpo, nằm ở phía tây nam Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul nhộn nhịp một quãng đường khá xa. Mặc dù đã từng là một khu trọng điểm giao thông và công nghiệp lớn, nhưng giờ thành phố cảng với 230.000 dân đã mất đi phần lớn sự nổi bật trong những năm gần đây với nhiều tòa nhà bỏ hoang.

Đây là địa điểm hoàn hảo để doanh nhân 33 tuổi Hong Dong-woo bắt đầu Don't Worry Village - một dự án dành cho những người trẻ Hàn Quốc kiệt sức vì cuộc sống ở thành phố lớn hoặc đang tìm kiếm một cơ hội trong cuộc sống.

Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 1.
Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 2.

Hong Dong-woo cùng đội ngũ nhân viên của mình tại “Làng không lo lắng"

Sau khi chuyển đến Mokpo vào năm 2017, Hong bắt đầu công việc tạo ra cộng đồng thanh niên tương lai của mình - lấy cảm hứng từ những người anh đã gặp khi làm “bạn đồng hành trên đường”. "Làng không lo lắng" chính thức được thành lập vào năm 2018 với nguồn tài trợ của chính phủ.

Kim Ri-Oh (27 tuổi), phóng viên ảnh tại một tạp chí ở Seoul, luôn trong tình trạng căng thẳng khi làm việc. Áp lực phải trở thành một nhân viên tốt khiến Kim ngày càng suy sụp. Một ngày làm việc của cô kết thúc sau 11h đêm và thường xuyên phải tăng ca vào cuối tuần.

Với khẩu hiệu: "Hãy nghỉ ngơi. Thất bại cũng không sao", nhóm quản lý của ngôi làng này đã phục hồi các tòa nhà cũ thành nơi giúp giới trẻ giải tỏa áp lực.

Trong thời gian 6 tuần, những người đang kiệt sức vì công việc có thể đến đây để tạo ra các dự án của riêng họ.

Park Myung-Ho (34 tuổi) và Hong Dong-Woo (35 tuổi), hai nhà đồng sáng lập dự án, mong muốn "Làng không lo lắng" sẽ đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi cho người đang bị suy sụp.

Ha Ji-Hyun, bác sĩ tâm lý và giáo sư tại Trung tâm y tế Đại học Konkuk ở Seoul, cho hay các cộng đồng như "Làng không lo lắng" hay "Salon gặp gỡ" Chwihyangwan chỉ có thể là không gian cho những người cô đơn có khả năng chi trả.

Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 4.
Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 5.
Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 6.

Những bữa ăn tại làng "Không lo lắng" thường được tổ chức để nâng cao tinh thần các bạn trẻ

Go Ji-Hyun mở "Salon gặp gỡ" Chwihyangwan đầu tiên ở Hàn vào năm 2018. Nội thất trong tiệm được bày trí giống như một khách sạn kiểu cũ. Đây là nơi để mọi người tụ tập, trao đổi và trò chuyện.

"Hàn Quốc chưa có văn hóa trò chuyện với nhau vì sợ bị bóc mẽ đời tư, đặc biệt là với người lạ. Lúc mới mở salon này, câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là: ‘Làm cách nào để nói chuyện với một người lạ?’", Go Ji-Hyun chia sẻ.

Tại Chwihyangwan, người tham dự không cần tiết lộ tuổi tác của họ. Các thành viên giới thiệu nhau bằng biệt hiệu thân mật và không gọi tên thật hoặc nghề nghiệp.

"Thông thường, người Hàn giao tiếp với nhau dựa trên tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Thay vì đó, tại đây, mọi người chỉ biết đến nhau qua suy nghĩ cá nhân", Go nói.

Ngôi làng sống vô tư dành cho những người trẻ bị trầm cảm ở Hàn Quốc - Ảnh 8.

Tuy nhiên, với tỷ lệ 82% thanh niên Hàn Quốc sử dụng mạng xã hội, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Millennials ở mức thu nhập thấp có cơ hội tương tác xã hội.

Với trường hợp của Kim Ri-Oh, sự phân biệt giới tính tại nơi làm việc là chất xúc tác khiến cô nhìn ra một bức tranh toàn cảnh hơn.

Theo BBC, tình trạng trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Báo cáo của Dịch vụ Đánh giá Bảo hiểm Y tế cho thấy số người trong độ tuổi 20 được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại