Làng Lê Xá (Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội) lâu nay vẫn được biết đến là làng nghề chẻ lạt để gói bánh chưng, giò, chả...
Bà Đỗ Thị Vân (sinh năm 1952) làng Lê Xá làm nghề chẻ lạt từ năm 13 tuổi, đến nay đã được 30 năm.
"Lạt này được chẻ từ những ống giang mua từ trên rừng của các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái để gói bánh chưng, bánh giò", bà Vân cho biết.
Công đoạn để chẻ ra những sợi lạt mềm dẻo này gồm: Mua những ống giang trên rừng mỗi cây dài 4 – 5m, gồm 4 đến 5 ống trong đó mỗi ống dài 80cm đến 1m. Sau đó chặt thành từng ống và cạo sạch vỏ rồi chẻ ra từng sợi mỏng.
Tại nhà bà Vân, nhiều người hàng xóm đến để vừa trẻ lạt vừa trò chuyện.
Với những người dân nơi đây, ngoài nghề chính là làm nông nghiệp thì nghề chẻ lạt cũng góp chút ít thu nhập.
Mặc dù nghề chẻ lạt không mang lại thu nhập cao nhưng người dân nơi đây vẫn cố gắng giữ lại nghề truyền thống.
Lúc cao điểm, cả làng Lê Xá có đến hơn 400 trăm hộ chẻ lạt, có nhà chẻ hàng vạn sợi/ngày.
"Trước kia nghề này là nghề chính của cả làng nhưng bây giờ nhu cầu sử dụng giảm dần thì nghề này chở thành nghề phụ, ngày thường thu nhập mỗi người chẻ lạt thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng, nhu cầu tăng nhiều và đột biến vào ngày Tết", bà Vân bộc bạch.
Để đảm bảo cho sợi lạt được mềm và dẻo dai, sau khi chẻ ra những sợi lạt được phơi qua nắng hoặc sản xuất lớn thì được sấy diêm sinh rồi mang đi bán, khi sử dụng thì chỉ cần nhúng qua nước thì sẽ bền và dễ sử dụng nhất.
Mỗi ống giang này khi mua về có giá từ 5 đến 10 nghìn, tùy vào kích cỡ sẽ chẻ ra được từ 100 đến 300 sợi lạt. Giá bán hiện tại từ 20 đến 30 nghìn đồng trên 1 bó (100 sợi lạt).