1. Bệnh run chân tay
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh run chân tay là bệnh thường gặp nhất của hệ thần kinh. Nó thường bắt đầu ở tay, nhưng cũng có thể di chuyển đến cánh tay, đầu, giọng nói, hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh ảnh hưởng đến bàn tay khi tay di chuyển. Nó có thể là kết quả của sự thay đổi gien (bác sĩ gọi là đột biến). Điều đó có nghĩa là nếu có bố hoặc mẹ bị run, bạn cũng có nguy cơ cao sẽ bị run.
Các chất độc trong môi trường sống cũng có thể gây bệnh. Nhưng hiện nay vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ mối liên hệ này.
Một nguyên nhân khác là do tuổi tác. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường đến với những người trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh cao khi tuổi càng nhiều.
Bệnh run chân tay không đe dọa đến mạng sống, nhưng nó có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Căng thẳng, mệt mỏi và quá nhiều caffeine có thể làm bệnh trầm trọng thêm.
Tại một số điểm, ăn, uống, viết và tất cả các công việc hằng ngày khác làm bằng tay có thể là vấn đề khó khăn với bệnh nhân.
Phẫu thuật là một lựa chọn, như là một điều trị gọi là kích thích não sâu, trong đó các bác sĩ cấy ghép một thiết bị trong não để giúp kiểm soát sự run rẩy. Nếu thấy tay run, bạn hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Run tay là dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson, căn bệnh đang ảnh hưởng đến 10 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh này cũng đều bị run, nhưng hầu hết mọi người ở giai đoạn sớm sẽ có cử động run nhẹ ở tay, bàn chân, hoặc thậm chí là một ngón tay.
Hầu hết thời gian, tình trạng run rẩy chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Thông thường, nó xảy ra khi bạn thư giãn cơ bắp. Đó là lý do tại sao nó được gọi là run nghỉ ngơi.
Còn khi bạn di chuyển, tình trạng run lại dừng lại. Thậm chí uốn nắn ngón tay có thể giúp dừng cơn run.
Cũng như các loại bệnh run khác, căng thẳng hoặc kích động có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Khi bị mắc bệnh này, tình trạng run rẩy có thể lây lan từ một bên cơ thể sang bên còn lại.
3. Đa xơ cứng (MS)
Đây là bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, não, thần kinh và tủy sống. Nó cũng có thể làm cho tay run. Bạn có nhiều khả năng bị run ở bàn tay hoặc bàn chân. Đa xơ cứng có thể gây ra nhiều cơn run. Và tình trạng phổ biến nhất là bạn thấy run khi đang di chuyển.
4. Bỏ rượu
Run là một trong những biểu hiện đầu tiên. Nếu bạn không phải là người nghiện rượu, cơn run có thể kéo dài chỉ vài ngày. Còn nếu là người uống rất nhiều, hoặc uống trong thời gian dài, cơn run có thể tiếp tục trong một năm hoặc lâu hơn.
5. Những căn bệnh khác
Tay run không có nghĩa là bạn bị ốm. Thỉnh thoảng, run rẩy là cơ thể bạn phản ứng lại một căn bệnh nào đó:
- Thuốc: Các thủ phạm phổ biến nhất là thuốc ngăn chặn một chất hoá học não gọi là dopamine. Những loại thuốc này được sử dụng để giữ tâm trạng. Tình trạng run sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng thuốc.
- Thiếu B12: Không có đủ B12, hệ thần kinh sẽ không hoạt động hiệu quả. Bạn có thể bổ sung Vitamin B12 thông qua ăn các thực phẩm như thịt, cá, gia cầm, trứng, và các sản phẩm sữa.
- Căng thẳng: Những lo lắng về kinh tế, công việc, mối quan hệ cá nhân và sức khỏe có thể gây ra tình trạng run tay chân. Tức giận quá, quá đói hoặc mất ngủ có thể khiến tay bị run. Đây được gọi là rung động sinh lý.
- Đường huyết thấp: Bác sĩ sẽ gọi đây là hạ đường huyết. Nó gây nên phản ứng tự nhiên của cơ thể và làm cho bạn run rẩy.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức: Tuyến này nằm trong cổ, ngay trên xương đòn. Khi nó ở trạng thái làm việc quá tải, toàn cơ thể tăng tốc. Bạn có thể gặp khó khăn khi ngủ, tim đập nhanh hơn, và tay bạn có thể run.
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương, bệnh tật, hoặc một vấn đề với hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây ra tình trạng run. Bác sĩ sẽ gọi cho bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nó có thể ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân.
* Theo WebMD