Bạn đã bao giờ nghe đến “Tình thế tiến thoái lưỡng nan của con lừa” chưa? “Thế lưỡng nan của con lừa” hay còn gọi là thuyết con lừa của Buridan được nhà tư tưởng người Pháp Buridan đề xuất.
Khi thảo luận về các vấn đề triết học ở thế kỷ 14, Buridan đã chia sẻ câu chuyện này: Có một con lừa xám đang cực kỳ đói khát. Trước mặt là 2 đống thức ăn với số lượng bằng nhau, nó chỉ cần ăn vài miếng là có thể sống sót. Nhưng cuối cùng nó lại chết đói vì không quyết định được sẽ ăn đống thức ăn nào đầu tiên.
Con lừa trong truyện tưởng chừng buồn cười nhưng thực tế, ngoài đời thực, rất nhiều người đã vô tình lặp lại hành vi dại dột của con lừa mà không hề hay biết. Dưới đây là 3 điều mà một người sau 50 tuổi cần tránh để cuộc sống dễ chịu, thoải mái hơn.
Hãy từ bỏ nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo
Khi năm 2023 kết thúc, lứa người đầu tiên sinh vào thập niên 1970 bước sang tuổi 54. Ở độ tuổi này, con người nên hiểu rõ “thế tiến thoái lưỡng nan của con lừa” và tránh bỏ lỡ cơ hội do thiếu quyết đoán.
Trong cuộc sống, con người không nên mù quáng theo đuổi cái gọi là sự hoàn hảo. Con lừa chết chính xác là vì nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo. Nó cho rằng cả hai đống thức ăn đều tốt, khó lựa chọn, cuối cùng dẫn đến thảm họa.
Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về việc theo đuổi sự hoàn hảo. Nhiều người cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và cảm thấy đau đớn, xấu hổ khi không đạt được sự hoàn hảo đó.
Có 2 lý do chính cho tình trạng này. Một là không có khả năng chấp nhận bản thân không hoàn hảo. Kiểu người này có nỗi ám ảnh với cuộc sống và hy vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra theo mong đợi của họ. Đằng sau điều này là cảm giác tự ti sâu sắc, và việc theo đuổi sự hoàn hảo là cách họ cố gắng hòa giải với bản thân không hoàn hảo của mình. Chấp nhận bản thân không hoàn hảo và làm hòa với sự không hoàn hảo là một trạng thái.
Thứ hai là quá quan tâm tới thể diện. So với văn hóa phương Tây, văn hóa Trung Quốc chú trọng hơn đến quan điểm và đánh giá xã hội của người khác. Định nghĩa của phương Tây về “tôi” tương đối hẹp và chủ yếu tập trung vào cá nhân; trong văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia châu Á, khái niệm “tôi” bao gồm gia đình, quốc tịch, quê hương,... Vì vậy, người châu Á thường có xu hướng phản ứng mạnh mẽ hơn người trước những đánh giá của xã hội. Điều này ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống.
Từ thanh niên đến trung niên, người già, con người không ngừng so sánh với nhau về mọi mặt. Nhưng niềm hạnh phúc do sự so sánh này mang lại rất ngắn ngủi và khó có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ.
Ở tuổi 50, con người không nên tiếp tục theo đuổi sự hoàn hảo, cũng không nên lựa chọn hy sinh bản thân vì thể diện.
Đừng ngần ngại khi có chuyện xảy ra
Ngoài việc theo đuổi sự hoàn hảo, nguyên nhân con lừa chết đói còn là do sự lưỡng lự khi gặp vấn đề.
"Hiệu ứng con lừa" của Buridan được sử dụng để mô tả tình huống thiếu quyết đoán khi phải đối mặt với một sự lựa chọn. Những lý do khiến bạn do dự bao gồm việc không sẵn sàng đối mặt với những mất mát và rủi ro tiềm ẩn cũng như sự thiếu an toàn nội tâm.
Trong ngôn ngữ phổ biến của Internet, “do dự dẫn đến thất bại” không phải là không có cơ sở. Sự do dự có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội, và đôi khi hậu quả của sự do dự thậm chí có thể lớn hơn hậu quả của một quyết định sai lầm.
Khi đứng trước hai sự lựa chọn tưởng chừng như ngang nhau, sẽ không có nhiều khác biệt giữa chúng, điều quan trọng là hãy lắng nghe tiếng nói bên trong mình.
Ở tuổi 50, chúng ta không còn do dự nữa. Muốn làm gì thì hãy làm vì thời gian không chờ đợi ai cả. Cuộc sống là có hạn, bạn có thể thỏa hiệp khi còn trẻ, nhưng ở độ tuổi này, bạn nên sống cho chính mình và dũng cảm theo đuổi cuộc sống mà mình mong muốn.
Đừng nuông chiều những ham muốn của bạn
Cuối cùng, con người khi sang tuổi 50 không nên có nhiều ham muốn nữa. Ham muốn và tham lam là bản chất của con người, nhưng khi đến tuổi 50, bạn nên học cách kiềm chế, không theo đuổi vật chất quá mức và duy trì sự bình yên trong nội tâm.
Thí nghiệm về loài chuột nổi tiếng trong tâm lý học từ lâu đã tiết lộ: Điều độ hợp lý sẽ phát triển tốt; thỏa mãn quá mức sẽ dẫn đến lão hóa sớm và tuổi thọ ngắn ngủi.
Thí nghiệm chuột đói
Năm 1925, nhà khoa học người Mỹ McKay đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt. Ông tìm thấy một nhóm chuột mới cai sữa, sau đó chia thành 2 nhóm và nuôi chúng trong những điều kiện giống hệt nhau, ngoại trừ thức ăn để kiểm soát các biến số.
Nhóm A (áp dụng điều kiện cao cấp): Chuột con được ăn uống đầy đủ trong mỗi bữa ăn.
Nhóm B (phân biệt đối xử): chỉ cung cấp 60% lượng thực phẩm tương đương nhóm A.
Theo suy nghĩ của hầu hết mọi người, những con chuột ở nhóm A được cung cấp đầy đủ thức ăn chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn, trong khi những con chuột ở nhóm B không được cung cấp đủ thức ăn sẽ khó sống sót .
Thời gian trôi qua, những con chuột ở nhóm A ngày càng chậm chạp và không con nào sống được 1.000 ngày. Ngược lại, những con chuột ở nhóm B di chuyển nhanh và có bộ lông mượt mà, thậm chí có con còn sống được hơn 2.000 ngày. Thí nghiệm của McKay cho thấy những con chuột chỉ no 60% có sức khỏe tốt hơn những con chuột luôn no.
Vì vậy, người ta không nên quá tham lam. Theo đuổi thì tốt, nhưng quá tham lam không những không có ích mà còn gia tăng rắc rối. Có lẽ, chấp nhận sự không hoàn hảo là một dạng hoàn hảo khác.
Theo Toutiao