1. Nhặt được vàng
Có một phú ông nọ suốt ngày phiền muộn, cau có khổ sở, nguyên nhân là bởi những chuyện khiến ông hao tâm tổn tứ cũng nhiều tương đương với tài sản mà ông có.
Trong khi đó, hàng xóm nhà ông ta là một cặp vợ chồng làm đậu phụ, chẳng lấy gì làm khá giả song họ vui vẻ cười nói cả ngày.
Vợ của phú ông cảm thấy rất lạ, hỏi chồng: "Ông này, chúng ta có nhiều tiền như vậy nhưng tại sao lại không vui vẻ hạnh phúc bằng vợ chồng nhà anh hàng xóm làm đậu phụ vậy?"
Phú ông nói: "Tôi đã có cách khiến họ từ ngày mai không thể cười nổi."
Tối đó, phú ông ném một thỏi vàng qua tường chắn giữa hai nhà. Hôm sau, quả nhiên nhà hàng xóm không có lấy một tiếng động.
Từ lúc nhặt được thỏi vàng "từ trên trời rơi xuống", hai vợ chồng người làm đậu phụ đều cảm thấy công việc họ vừa làm vừa khổ vừa mệt, sau này họ sẽ không làm công việc đó nữa. Nhưng nếu buôn bán mà lỗ thì phải làm sao? Không buôn bán, ngồi ăn không thì miệng ăn núi nở cũng không được.
Ảnh minh họa.
Người chồng nghĩ, dù thế nào cũng sẽ không làm công việc khổ sở này nữa. Còn người vợ thì nghĩ, bao nhiêu năm khổ sở làm đậu phụ, sớm biết sẽ phát tài, lúc đầu đã không lấy anh chồng nghèo này rồi.
Nghĩ tới nghĩ lui, đôi vợ chồng trước đây vui vẻ hạnh phúc tự nhiên trở nên đăm chiêu, cả ngày chẳng cười chẳng nói, ai cũng cảm thấy phiền não.
Điều khiến họ cảm thấy khổ sở hơn là, tại sao ông trời không làm rơi xuống vài thỏi vàng mà chỉ rớt xuống có 1 thỏi. Vì thế mà ngày nào họ cũng ngửa mặt lên trời chờ đợi, ngóng trông.
Lời bình
Cuộc sống vốn dĩ không có phiền muộn, khi ngọn lửa dục vọng nhen nhóm, phiền muộn sẽ tìm đến gõ cửa trái tim con người.
Cuộc sống vốn dĩ không có thống khổ, đau đớn, khi con người bắt đầu tính toán được mất, tham lam nhiều hơn, nỗi thống khổ sẽ bao vây bám riết lấy con người.
2. Căn nguyên của phiền muộn
Một nhóm bạn học lâu ngày không gặp hẹn nhau đến thăm thầy giáo thời đại học. Thầy giáo rất vui, hỏi họ cuộc sống thế nào. Không ngờ, câu hỏi này đã khơi gợi nhiều điều nhức nhối trong họ.
Từng người, từng người một kể ra những điều không như ý trong cuộc sống: Công việc quá nhiều áp lực, cuộc sống quá nhiều phiền não, chuyện làm ăn được mất, công danh bị cản trở, chèn ép... Dường như ai cũng cảm thấy mình là đứa con rơi của thời đại.
Thầy giáo nghe xong chỉ cười không nói, ông đi vào bếp và lấy ra một đống cốc, bày ra để rót trà.
Trong số cốc này, có cái làm từ gốm, có cái làm từ thủ tinh, có cái làm từ nhựa, có cái nhìn vào là cảm thấy tinh tế cao quý, có cái nhìn vào lại thấy tầm thường đơn giản... muôn hình muôn vẻ.
Thầy giáo nói: "Các em đều là học sinh của thầy, thầy không xem các em là khách, nếu khát thì các em cứ tự uống nước đi."
Ảnh minh họa.
Đúng lúc nhóm học sinh nói nhiều đến mức khát khô cả cổ nên đồng loạt cầm cốc nước uống. Đợi mọi người đều cầm cốc trong tay, thầy giáo mới chỉ vào chiếc cốc còn lại trên bàn và nói: "Các em xem, những chiếc cốc trên tay các em đều đẹp và có sự khác biệt. Không ai chọn chiếc cốc nhựa này."
Tất nhiên rồi, ai chẳng muốn chọn chiếc cốc đẹp đẽ chứ - mọi người đều nghĩ vậy.
Thầy giáo tiếp tục nói: "Thứ mọi người cần là nước chứ không phải là cốc, nhưng chúng ta đã vô tình hay hữu ý lựa chọn những chiếc cốc đẹp.
Việc này cũng giống như cuộc sống của chúng ta vậy, nếu như cuộc sống là nước, vậy thì công việc, tiền bạc, địa vị... đều là cốc, là thứ công cụ chúng ta dùng để đựng nước, đựng cuộc sống. Cốc tốt hay xấu không ảnh hưởng đến phẩm chất của nước. Nếu như đặt cả tâm tư vào chiếc cốc, chúng ta sẽ không chuyên tâm nếm trải mùi vị của nước nữa. Đây liệu có phải là chúng ta đang tự tìm phiền não cho mình không?
Hạnh phúc thực sự là nước trong cốc chứ không phải là chiếc cốc đựng nước. Tài sản, địa vị, danh lợi... tất cả chỉ là trang sức của cuộc sống mà thôi, không phản là bản chất cuộc sống.
Lời bình
Con người sở dĩ cảm thấy khổ sở là bởi vì con người theo đuổi những không đúng, không hiểu bản chất của cuộc sống. Đặt sai trọng điểm, con người dễ quên mất mục đích của sinh mệnh.