Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 111 người được tuyển chọn, độ tuổi từ 18-65, với 28% người tham gia là sinh viên đại học và 78% là công nhân. Dữ liệu điện thoại của mỗi người tham gia được truy xuất thông qua SocialStatsApp cung cấp thông tin về việc sử dụng TikTok, Facebook, Instagram và WhatsApp.
Nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn: trước, trong và sau thử nghiệm. Vào ngày trước và sau giai đoạn thử nghiệm, những người tham gia được đánh giá về trí nhớ làm việc, sự chú ý, kiểm soát điều hành, thời gian phản ứng thính giác, thời gian phản ứng thị giác, khả năng ức chế phản ứng vận động và ức chế hành vi.
Kết quả cho thấy, những người tham gia sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn có xu hướng thể hiện trí nhớ, thời gian phản ứng thị giác, thính giác, khả năng ức chế phản ứng vận động và ức chế hành vi kém hơn so với những người tham gia có mức độ nghiện điện thoại thông minh thấp hơn. Khả năng tự điều chỉnh kém có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, người có mức độ nghiện điện thoại thông minh thấp hơn có nhận thức tốt hơn về sức khỏe nói chung và chất lượng cuộc sống của họ.