Nghiên cứu Harvard chỉ ra trẻ có 3 giai đoạn để “cá chép hóa rồng”, phát triển IQ vượt bậc: Bỏ lỡ một lần không thể làm lại

Thuỳ Anh |

Nhiều phụ huynh chỉ thực sự quan tâm đến việc phát triển IQ của con khi bắt đầu đến trường. Tuy nhiên đây đã là giai đoạn muộn vì não của con gần như đã phát triển hoàn thiện.

Tất cả các bậc cha mẹ đều mong con mình trở thành người tài giỏi, có cuộc sống đủ đầy. Ngay từ khi con được sinh ra, đấng sinh thành đã bắt đầu lên kế hoạch cho tất cả những con đường mà đứa trẻ sẽ đi trong tương lai.

Thực tế là giáo dục và nuôi dạy con cái đều dựa trên khoa học, nếu chọn sai phương pháp thì dù có đầu tư 100% sức lực thì cũng không có kết quả. Trong lĩnh vực này, chuyên gia nổi tiếng thế giới về tâm lý hành vi trẻ em, Giáo sư Richard đến từ Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu và điều tra chi tiết về sự phát triển trí não của trẻ.

Cuối cùng, ông và những người cộng sự đã đưa ra và kết luận rằng có 3 giai đoạn phát triển trí não đỉnh cao trong cuộc đời. Điều đó có nghĩa là cha mẹ cần phải biết cách nắm bắt để có phương pháp giáo dục tốt nhất cho con.

Phần lớn các bậc phụ huynh không chú trọng việc giáo dục khi con còn nhỏ mà dồn sự quan tâm vào độ tuổi đến trường. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc bỏ lỡ thời điểm vàng. Vì lúc này não bộ của trẻ đã ở giai đoạn trưởng thành, rất khó để trau dồi khả năng một cách toàn diện. Vậy 3 giai đoạn vàng là khi nào?

1. Từ 0-3 tuổi: Phát triển trí não sơ khai

Theo thống kê của chuyên gia, trọng lượng não bộ của trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% so với người lớn. Giai đoạn đầu đặc biệt quan trọng là giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi, khi đó não bộ phát triển đến 85% trọng lượng của người trưởng thành. Các tế bào thần kinh trong não phát triển 700 đến 1.000 kết nối mỗi giây trong giai đoạn này.

Các kết nối tế bào thần kinh phát triển càng nhanh, trẻ sẽ càng thông minh. Trong khi đó, tốc độ phát triển của tế bào thần kinh phụ thuộc vào mức độ mà não bộ của trẻ bị kích thích bởi thế giới bên ngoài. Giai đoạn này là bước đầu tiên để trẻ trở nên thông minh, việc giáo dục ở thời điểm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ.

Nghiên cứu Harvard chỉ ra trẻ có 3 giai đoạn để “cá chép hóa rồng”, phát triển IQ vượt bậc: Bỏ lỡ một lần không thể làm lại - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Các yếu tố kích thích bên ngoài chủ yếu đến từ sự giáo dục, hướng dẫn của cha mẹ dành cho trẻ, để trẻ có những hiểu biết nhất định về môi trường xung quanh.

Vì vậy, cha mẹ có thể chuẩn bị sách trò chơi để trẻ học trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Những cuốn sách này có thể bồi dưỡng trí nhớ, trí tưởng tượng và sự tập trung của con.

2. Từ 3-6 tuổi: Phát triển cân đối não trái và não phải

Từ 3 đến 6 tuổi, các kết nối phát triển của tế bào thần kinh dần dần đạt đến mức ổn định. Như chúng ta đã biết, não luôn được chia thành nhiều vùng khác nhau, mỗi vùng đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Đây là giai đoạn não phải của trẻ phát triển nhanh nhất, đặc biệt là sự hình thành cân đối giữa não phải và não trái.

Trong giai đoạn này, não phải phát triển nhanh chóng. Nhưng nếu hai bên não không cân đối thì cuối cùng chức năng của não cũng sẽ không được phát huy hết. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ có thể đọc thêm các sách liên quan đến nuôi dạy trẻ.

Từ 3 đến 6 tuổi, não trái và não phải chủ yếu trau dồi trí tưởng tượng nghệ thuật, khả năng phân tích, khả năng không gian, khả năng logic… Vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ nên bắt đầu từ sự phát triển toàn diện và không ngừng nâng cao khả năng phối hợp cho trẻ.

Bạn có thể mua một số trò chơi nâng cao hơn phù hợp với giai đoạn này. Chúng không chỉ giúp trau dồi sự phát triển phối hợp giữa não trái và não phải của trẻ mà còn nâng cao khả năng học tập của con. Trò chơi có thể cho trẻ cảm nhận được sức hấp dẫn của việc học gián tiếp trong khi chơi, và khiến trẻ sẵn sàng học hỏi một cách chủ động.

Nghiên cứu Harvard chỉ ra trẻ có 3 giai đoạn để “cá chép hóa rồng”, phát triển IQ vượt bậc: Bỏ lỡ một lần không thể làm lại - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

3. Từ 8-10 tuổi: Rèn luyện IQ, thúc đẩy phát triển tư duy

Theo các chuyên gia, đây là cơ hội cuối cùng để con có thể phát triển vượt bậc. Não bộ sẽ ở trong giai đoạn phát triển nhanh chóng cho đến năm 10 tuổi. Sau 10 tuổi, sự phát triển sẽ dần đi vào giai đoạn ổn định, thậm chí là hoàn thiện.

Trong giai đoạn này, phụ huynh cần chú trọng rèn luyện cho trẻ thói quen học tập tốt và rèn luyện khả năng học tập, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho con sau này. Vậy làm thế nào chúng ta có thể trau dồi nó một cách khoa học?

Ở giai đoạn cuối, độ tuổi từ 8 đến 10, nhà tâm lý học người Mỹ Terman đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Chỉ số IQ của những “đứa trẻ có năng khiếu” thể hiện chủ yếu ở khả năng tư duy logic độc đáo của chúng. Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là cha mẹ có thể thực hiện là dạy con tư duy logic. Điều này còn giúp trẻ chuẩn bị được kỹ năng cho con đường học tập sau này.

Có thể nói, bất kể chỉ số IQ của con cao đến đâu thì việc giáo dục của cha mẹ vẫn đóng vai trò rất lớn trong việc định hình tư duy của con. Ở giai đoạn đầu, phụ huynh là người trực tiếp tác động đến tư duy và cảm nhận của trẻ, do đó nếu không cẩn trọng có thể dẫn đến những sai lầm không thể sửa chữa được.

Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng đây là một quá trình diễn ra từ từ, vì vậy chúng ta không nên vội vàng để gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại