Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu 'bào mòn' trí thông minh của trẻ, cả IQ lẫn EQ đều giảm sút trầm trọng

Lâm Ngọc |

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình ngày càng thông minh, tài giỏi. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh lại phát hiện con mình càng ngày càng chậm chạp, ù lì từ lúc nào không hay. Có lẽ 5 thói quen sai lầm này chính là nguyên nhân.

Giáo sư Robert Waldinger, một nhà phân tâm học tại Đại học Harvard và là người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ từng tuyên bố trong một bài phát biểu trên kênh TED rằng, trí thông minh của một đứa trẻ có liên quan tới sự di truyền và môi trường nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, ông còn nói: "Thật không may, nhiều trẻ em ngày càng trở nên ngốc nghếch hơn".

Để chứng minh điều này, nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng nếu những thói quen xấu của trẻ thông minh không được sửa chữa kịp thời thì tài năng bẩm sinh thường không được phát huy. Kết quả là càng lớn chúng càng bình thường, thậm chí có IQ thấp.

Thật vậy, IQ của một đứa trẻ không cố định khi sinh ra, đáng buồn là trẻ em ngày càng kém thông minh, bởi có quá nhiều thói quen xấu trong cuộc sống. Đặc biệt, các chuyên gia Harvard nhấn mạnh rằng 5 thói quen xấu này đều gặp ở những gia đình có con cái càng lớn càng ngốc.

5 thói quen xấu "bào mòn" trí thông minh của trẻ

1. Thức khuya

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu bào mòn trí thông minh của trẻ, cả IQ lẫn EQ đều giảm sút trầm trọng - Ảnh 1.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, điện thoại di động, máy tính bảng, TV đã dần lấp đầy toàn bộ cuộc sống của trẻ em, thậm chí chúng trở thành vật bất ly thân của một số đứa trẻ.

Trong thời đại hiện nay với cuộc sống về đêm phong phú, thức khuya đã trở thành một căn bệnh "ung thư" ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và bây giờ, không chỉ người lớn thích thức khuya, trẻ em cũng thích thức khuya! Một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy 87% trẻ em trong các gia đình thường thức khuya.

Các thiết bị giải trí như điện thoại, máy tính, TV... quá hấp dẫn và dần trở thành vật bất ly thân của trẻ. Nhiều trẻ thậm chí không thèm ngủ sớm mà thức khuya để chơi lâu hơn một chút. Đây là thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trí não.

Thức đêm thường xuyên khiến trẻ thiếu ngủ, thức dậy buổi sáng không có năng lượng, tích tụ nhiều sẽ khiến khả năng miễn dịch suy yếu, dễ ốm vặt. Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ dù thông minh, khỏe mạnh đến đâu cũng không thể chịu được việc trằn trọc suốt đêm. Do đó, đây chính là thủ phạm khiến trẻ trở nên "ngố tàu".

2. Bữa sáng "chiếu lệ"

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đã và đang nhấn mạnh vai trò của bữa sáng đối với sức khỏe nhưng với những gia đình bận rộn việc chuẩn bị bữa sáng cho trẻ vẫn còn rất ngẫu nhiên. Bởi vì người lớn tất bật chuẩn bị đi làm, không có thời gian nấu nướng nên họ cho con ăn uống qua loa từ đồ ăn hôm trước, hoặc mua đại một thứ gì đó trên đường, hay cho con tiền để ăn sáng. Trẻ nghe lời sẽ mua hàng quán ven đường để ăn, nhưng các bậc cha mẹ đã tính đến tác hại của khói bụi và thực phẩm kém chất lượng, mất vệ sinh đối với sức khỏe của trẻ chưa? Những đứa trẻ không nghe lời sẽ không mua bữa sáng, mà lại mua những thứ khác.

Thói quen ăn uống này sẽ đánh cắp trí thông minh của trẻ một cách tinh vi. Suy cho cùng, trẻ đang ở giai đoạn phát triển thể chất quan trọng, việc bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phát triển trí não của trẻ.

3. Không có môi trường học tập yên tĩnh ở nhà

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu bào mòn trí thông minh của trẻ, cả IQ lẫn EQ đều giảm sút trầm trọng - Ảnh 3.

Hầu hết các gia đình hạnh phúc thì con cái thông minh, tài giỏi

Nhà là nơi ấm áp nhất để trẻ trở về, do đó trẻ cần có một góc yên tĩnh để làm bài sau giờ học. Tuy nhiên, trên thực tế, một số trẻ em không có được môi trường đẹp đẽ, yên bình và ấm áp như vậy. Có những cha mẹ ngồi xem phim, chơi điện tử, hút thuốc, uống rượu, la mắng, cãi cọ... ở nhà thì đâu mới là môi trường để trẻ học tập?

Chính vì thế, để con phát triển toàn diện, thông minh, tài giỏi, cha mẹ nên tạo môi trường học tập tốt cho con cái, cố gắng để con tránh xa lộn xộn, ồn ào, thói hư tật xấu… đồng thời duy trì sự hòa thuận giữa vợ chồng. Bằng cách này, trẻ em có thể học tập một cách an toàn và lớn lên một cách khỏe mạnh.

4. La mắng trẻ

La mắng có thể nói là cách giáo dục phổ biến của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Nhưng giáo dục kiểu này có hại cho sự phát triển trí não của trẻ.

Nghiên cứu của Harvard đã khẳng định rằng, việc cha mẹ quát mắng con cái có thể dễ dàng gây tổn thương thùy trán của não, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng não bộ và làm chậm quá trình phát triển não bộ sau này.

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu bào mòn trí thông minh của trẻ, cả IQ lẫn EQ đều giảm sút trầm trọng - Ảnh 5.

Trong mọi trường hợp, nếu cha mẹ không biết cách khuyến khích, động viên con, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị đánh gục.

Có một câu chuyện đùa rằng đứa trẻ hỏi bố: "Con có bị ngốc không?" Bố sờ vào đầu đứa trẻ và nói: "Sao con lại ngốc, con ngớ ngẩn chứ?" Đừng nghĩ đây chỉ là trò đùa. Thực tế, nhiều bậc cha mẹ cũng thường phạm phải những tình huống tương tự.

Họ thường nói "Sao lại ngu thế", "Nó ngốc lắm, không biết gì đâu" trước mặt mọi người. Tuy đó chỉ là câu nói cửa miệng nhưng đứa trẻ còn nhỏ, không hiểu ý cha mẹ, nghe thấy thế sẽ nghĩ mình thật ngu ngốc. Đây là quan niệm giáo dục sai lầm, cha mẹ cần cảnh giác và không để năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến con cái. Chúng ta cần tạo ra một môi trường phát triển đầy "nắng" và tích cực cho con.

5. Kìm nén cảm xúc của trẻ

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu bào mòn trí thông minh của trẻ, cả IQ lẫn EQ đều giảm sút trầm trọng - Ảnh 6.

"Trí nhớ giảm sút và phản xạ chậm" là biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ trở nên ngốc nghếch.

Mặc dù cha mẹ không thể chịu đựng được khi thấy con khóc và họ cũng không muốn con mình mất bình tĩnh hoặc bộc lộ cảm xúc, nhưng cha mẹ không biết rằng con cũng cần được trút giận đúng cách. Thậm chí, nhiều lúc người lớn cũng bị mất bình tĩnh vậy làm sao có thể yêu cầu trẻ nhỏ ngày ngày bình tĩnh như vậy được?

Do đó, chúng ta không nên quá khắt khe với con, vui thì cười, buồn thì khóc... "Xả hơi" hợp lý rất tốt cho việc điều tiết cảm xúc và duy trì sức khỏe tinh thần. Tình trạng kìm nén cảm xúc kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.

Môi trường gia đình rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Sau khi có con, cha mẹ phải giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái hòa hợp. Chỉ khi có một môi trường gia đình ấm áp và hạnh phúc như thế thì con cái mới khỏe mạnh và thông minh!

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại