Năm 1979, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc khảo sát về lớp sinh viên tốt nghiệp trường khóa năm đó. Trong cuộc khảo sát, họ hỏi những sinh viên mới tốt nghiệp: Liệu các bạn có mục tiêu sống rõ ràng hay không?
Kết quả cho thấy chỉ 3% sinh viên mới tốt nghiệp có mục tiêu sống rõ ràng và ghi lại nó vào nhật ký. Ngoài ra, 13% số sinh viên có mục tiêu trong đầu nhưng không rõ ràng và không được ghi chép lại. 84% sinh viên còn lại không có mục tiêu sống rõ ràng.
Nhóm thứ 3 này muốn thực hiện một vài chuyến du lịch sau khi tốt nghiệp, tận hưởng thời gian vui vẻ trước rồi mới làm việc.
Đại học Harvard đã theo dõi 3 nhóm sinh viên này trong 10 năm và thu được kết quả khảo sát: Những người có mục đích sống rõ ràng thường thành công hơn so với người bình thường. Không chỉ vậy, mục tiêu sống còn giúp chúng ta thành công, giàu có gấp 10 lần, thậm chí là cả trăm nghìn lần so với người khác.
Đại học Harvard đã theo dõi 3 nhóm sinh viên này trong 10 năm và thu được kết quả khảo sát: Những người có mục đích sống rõ ràng thường thành công hơn so với người bình thường.
Cụ thể sau 10 năm, nhóm sinh viên thứ 2 có mức thu nhập trung bình năm cao gấp đôi nhóm thứ 3. Trong khi đó, nhóm thứ 1 có thu nhập trung bình hàng năm cao gấp 10 lần nhóm thứ 2. Nếu nhóm thứ 2 kiếm được 10 triệu USD/năm thì mức thu nhập trung bình của nhóm thứ 1 là 100 triệu USD/năm.
Rõ ràng, mục đích sống là rất quan trọng, là tiền đề của thành công. Về điều này, có thể lấy Masayoshi Son (sinh năm 1957) - doanh nhân người Nhật gốc Hàn, nhà sáng lập và Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn viễn thông đa quốc gia Nhật Bản SoftBank làm ví dụ.
Khi mới bắt đầu kinh doanh, Son không có tiền, không có kinh nghiệm, không có mối quan hệ. Điều duy nhất ông có là nhiệt huyết, đam mê và điểm quan trọng nhất: Mục tiêu sống rõ ràng.
Tỷ phú Masayoshi Son - doanh nhân người Nhật gốc Hàn, nhà sáng lập và Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn viễn thông đa quốc gia Nhật Bản SoftBank.
"Mục tiêu cuộc sống rõ ràng" này là "kế hoạch 50 năm" do Son lập ra vào năm 19 tuổi, phác thảo về cuộc sống tương lai của ông. Hãy cùng xem dưới đây:
- Khi bạn ở độ tuổi 20, hãy chứng minh sự tồn tại của bạn trong lĩnh vực bạn tham gia.
- Khi bạn ở độ tuổi 30, bạn phải có đủ vốn để thực hiện một dự án lớn và quy mô của dự án phải trên 100 triệu đô la.
- Khi bạn 40 tuổi, có tài sản ít nhất 100 tỷ yên, chọn một ngành, và sau đó nỗ lực hết mình để giành vị trí đầu ngành.
- Ở tuổi 50, hãy tạo ra một doanh nghiệp lớn "kinh thiên động địa".
- Ở tuổi 60, có được một sự nghiệp mang tính biểu tượng toàn cầu.
- Ở tuổi 70, hãy giao sự nghiệp cho người kế nhiệm.
Mới 19 tuổi nhưng Son đã có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Dù mục tiêu đó ban đầu có thể khó tin, nhưng nhờ có nó mà Son vạch ra được đường đi, lối bước cho mình, và thực tế là ông đã đạt đượt nó.
Từ kết quả cuộc nghiên cứu suốt 10 năm của Đại học Harvard và cả từ cuộc đời của Masayoshi Son, có thể thấy tầm quan trọng của mục đích sống rõ ràng. Thật vậy, một người sống không có mục đích cũng như con thuyền không người lái, hành trình du lịch không người hướng dẫn - nhất định sẽ mất phương hướng và tự đánh mất đi cái gọi là năng lực, tính tự giác, sự kiên trì,...
Cây không có rễ, dù muốn vươn cao cũng khó. Người có mục đích rõ ràng thì ắt sẽ thành công!