Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức

Thu Lương |

Trước thực tế mất cân bằng giới tính tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng, Nghị quyết số 21-NQ/TW yêu cầu cần rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi.

Từ năm 2003, trong Pháp lệnh Dân số tại khoản 2, Điều 7 đã quy định “Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai...)”.

Tiếp đó, Quy định Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi được Chính phủ đưa ra trong Nghị định số 104/NĐ-CP bao gồm các biện pháp tạo giới tính, chẩn đoán giới tính thai nhi bằng xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý.

Ngày 3-10-2006 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị định số 114/2006/NĐ-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.

Tại Điều 1 của Nghị định qui định rõ “Lựa chọn giới tính thai nhi là hành vi vi phạm pháp luật về dân số và trẻ em và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này”.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, có 3 nhóm hành vi bị nghiêm cấm là: Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; Chẩn đoán giới tính thai nhi; Phá thai vì lý do lựa chọn giới tính dưới mọi hình thức.

Đến nay, Ban chấp hành Trung ương tiếp tục yêu cầu rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi để duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại