Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu

Nam Đồng |

Trong Không quân Bangladesh, những chiếc tiêm kích đánh chặn F-7BGI - phiên bản MiG-21 do Trung Quốc sản xuất lại đang được tin dùng hơn hẳn MiG-29 của Nga.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 1.

Trang sina của Trung Quốc vừa đăng tải chùm ảnh về cuộc tập trận WINTEX 2017 được Không quân Bangladesh tổ chức hôm 3/3 với mục đích kiểm tra khả năng phòng thủ, bảo vệ không phận.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 2.

Các loại máy bay chiến đấu được huy động gồm có F-7BGI, MiG-29S/UB, Yak-130 và K-8W, đây gần như là toàn bộ sức mạnh trên không của quốc gia Nam Á này

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 3.

Trong ảnh là F-7BGI - biến thể nâng cấp từ MiG-21 do Trung Quốc sản xuất, máy bay có phần mũi và sống lưng thuôn nhỏ tương tự MiG-21 F-13, đi kèm cặp cánh delta kép diện tích lớn hơn 8%, cung cấp khả năng thao diễn vượt trội, khắc phục phần lớn nhược điểm trong không chiến quần vòng của MiG-21 cũ.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 4.

Tiêm kích F-7BGI của Bangladesh được trang bị radar điều khiển hỏa lực SY-80 do Trung Quốc sản xuất, có tầm phát hiện/theo dõi mục tiêu trong khoảng 30/26 km.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 5.

Tuy nhiên lợi thế đáng chú ý nhất của F-7BGI nằm ở đơn giá quá rẻ, được biết Bangladesh chỉ phải bỏ ra 5.850.000 USD để sở hữu một chiếc tiêm kích trên, đi kèm với đó là độ tin cậy trong hoạt động, chi phí vận hành và bảo trì thấp, rất phù hợp đối với một lực lượng có ngân sách hạn chế.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 6.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, trong năm 1999, Bangladesh đã ký với Nga hợp đồng mua sắm 8 tiêm kích hạng nhẹ MiG-29S (2 chiếc phiên bản huấn luyện MiG-29UB), giá trị thương vụ trên vào khoảng 115 - 124 triệu USD.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 7.

Mặc dù tính năng kỹ chiến thuật cao hơn hẳn F-7BGI ở tất cả mọi thông số nhưng MiG-29 lại nổi tiếng về sự "đỏng đảnh" khi công tác đảm bảo kỹ thuật rất phức tạp, đi kèm chi phí hoạt động vô cùng đắt đỏ.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 8.

Động cơ Klimov RD-33 bị xem là cơn ác mộng cho đội ngũ kỹ thuật, nó có độ tin cậy rất kém và nổi tiếng bởi cột khói đen mù mịt. Ngoài ra tuổi thọ khung thân chỉ 2.000 giờ bay của MiG-29 là yếu tố khiến nó mất điểm trước F-7BGI.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 9.

Cặp chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Bangladesh, trong khi F-7BGI chắc chắn sẽ còn phục vụ thêm rất nhiều năm nữa thì MiG-29S/UB đã sắp đến thời điểm "nhận sổ hưu". Gần đây không quân quốc gia Nam Á này đã bày tỏ ý định mua tiêm kích đa năng thế hệ mới để thay thế phi đội MiG-29.

Nghịch lý: Ông già MiG-21 vẫn trường tồn, trai trẻ MiG-29 lại toan về hưu - Ảnh 10.

Đội hình máy bay huấn luyện Yak-130 của Bangladesh, Dhaka đã tiếp nhận 16 chiếc phản lực loại này theo hợp đồng trị giá 800 triệu USD, ngoài ra họ còn được trang bị 9 máy bay K-8W do Trung Quốc sản xuất. Số phi cơ trên ngoài chức năng chính là đào tạo phi công thì khi cần thiết vẫn có thể huy động tham gia nhiệm vụ chiến đấu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại