Dường như người Ai Cập cổ đại đã được tiếp cận với kỹ thuật hiện đại từ cách đây hàng ngàn năm. Bức tường trong đền thờ Dendera Temple và pin Baghdad bí ẩn là 2 bằng chứng về điều này.
Pin Baghdad có liên quan đến pin Parthia được phát hiện ra tại làng Khuyut Rabbou, Iraq trong thời hiện đại.
Đời sống người Ai Cập cổ đại (ảnh minh họa).
Pin Baghdad là những chiếc bình sành sứ bí ẩn rộng 155mm và cao 140mm đã bị lãng quên cho đến khi ông Wilhelm König - giám đốc Bảo tàng Quốc gia Iraq, phát hiện ra nó trong bộ sưu tập tại bảo tàng vào năm 1938
Ông Wilhelm König là người đầu tiên viết ra phán đoán những chiếc bình sành đó là pin trong bài báo xuất bản năm 1940.
Đáng ngạc nhiên hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra người cổ đại dùng nước chanh, nước nho và dấm làm chất điện giải để phát sinh dòng điện.
Thí nghiệm cho thấy pin Baghdad sản sinh dòng điện từ 3 đến 5 volt. Pin không nhiều nước hoa quả lắm nhưng khi xem xét nó lại thấy nó cung cấp đủ điện cho đồ vật gì đó nho nhỏ cách đây hàng ngàn năm.
Những cục pin này rất độc đáo và cho thấy người cổ đại đã biết đến kỹ thuật tiên tiến, không lạc hậu như chúng ta tưởng.
Tiến sĩ Paul Craddock cho biết: "Những cục pin này độc nhất vô nhị. chưa ai phát hiện ra những cục pin như thế. Chúng thật kỳ lạ".
Có lẽ những cục pin này cung cấp điện cho bóng đèn Dendera. Chúng ta vừa tò mò vừa ngạc nhiên không biết làm thế nào người Ai Cập cổ đại tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo trong hành lang ngầm rộng lớn trong khi tối om.
Những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp được thấy trong vô số lăng mộ tại những nghĩa trang khác nhau ở Ai Cập.
Làm thế nào họ tạo tác được trong lòng đất không có ánh sáng? - Pin Baghdad có thể phần nào giải đáp được câu hỏi lịch sử này.
Có phải điện trong thời hiện đại là sử dụng lại phát minh cách đây hàng ngàn năm? Có phải người cổ đại đã dùng điện thắp sáng trong hầm mộ?
Nhiều người đã tin như vậy với những bằng chứng trên tường trong góc tối một hầm mộ trong đền thờ Hathor ở Dendera.
Bức vẽ của người Ai Cập cổ đại.
Trong đền thờ có bức tranh vẽ thiết bị giống như bóng đèn điện lớn. Phát hiện này nhanh chóng lan truyền làm các kỹ sư và nhà nghiên cứu chú ý.
Sau khi nghiên cứu, họ cùng nhận thấy rằng bức tranh trên tường trong đền thờ Hathor ở Dendera đúng là bóng đèn điện.
Họ tiếp tục nghiên cứu và so sánh với các loại bóng đèn khác nhau và đi đến kết luận rằng: Người Ai Cập cổ đại có thể đã thắp sáng bằng bóng đèn gọi là "ống cong".
Nguyên lý hoạt động như sau: Đường điện đi vào cuối ống cực âm, tia sáng được tạo ra, làm ống cong sáng lên.
Trong hình vẽ tại đền thờ, tia electron được thể hiện bằng con rắn vươn dài. Đuôi rắn là chỗ dây điện tự hộp điện đi vào ống và đầu con rắn chạm vào điểm cuối phía đối diện. Trong nghệ thuật Ai Cập, con rắn là hình ảnh tượng trưng cho năng lượng thần thánh.
Nhưng tất cả những kết luận đó vẫn đang ở dạng giả thuyết. Chúng ta vẫn cần phải chờ thêm những bằng chứng thuyết phục hơn để có thể chứng minh được điều này.
Nguồn: Ancient Code