Nghị sỹ Ukraine thừa nhận 'thất bại đáng xấu hổ' trong chính sách của Kiev

Trí Đức |

Phát biểu trên kênh truyền hình NewsOne, ông Dmitry Dobrodomov - đại biểu Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) tuyên bố, việc biến Ukraine thành quốc gia nghèo nhất châu Âu là một thất bại đáng xấu hổ trong chính sách của Kiev.

Theo nghị sĩ Dmitry Dobrodomov, chính quyền Ukraine trong suốt thời gian đất nước giành độc lập đã đi theo những "quy tắc đáng xấu hổ", theo đó "kiếm tiền làm chính trị, và hoạt động chính trị vì tiền".

Nếu chúng ta vẫn sẵn sàng xáo trộn các nguyên tắc thì tất cả những chính trị gia hành động theo nguyên tắc này “kiếm tiền làm chính trị, và làm chính trị kiếm được nhiều tiền hơn”, đây hoàn toàn là một con đường dẫn đến hư không. Chúng ta từ một đất nước bắt đầu vào năm 1991 có một nền kinh tế khá hiện đại, đủ mạnh mẽ, đã biến thành quốc gia nghèo nhất châu Âu trong 27 năm qua, ông Dmitry Dobrodomov phàn nàn.

Kinh tế khó khăn

Vào cuối năm 2014, chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận phân bổ khoản vay 17,5 tỷ USD thông qua chương trình hỗ trợ 4 năm của IMF sử dụng cơ chế tài chính mở rộng (EFF). Tuy nhiên, vào những năm cuối chương trình này, rõ ràng là đất nước không thể đối phó với gánh nặng nợ nần nếu không tiếp tục đạt được các chương trình hỗ trợ tài chính tiếp theo.

Hội đồng điều hành IMF vào ngày 18/12/2018 đã quyết định phân bổ cho Ukraine khoản tín dụng ưu đãi bổ sung trị giá 3,9 tỷ USD trong chương trình hỗ trợ tài chính 14 tháng tín dụng của SBA. Khoản đầu tiên được chuyển đến Kiev theo chương trình hỗ trợ tài chính dự phòng (SBA) khoảng 1,4 tỷ USD. Sau khi chuyển tiền, dự trữ quốc tế của Ukraine đã tăng lên 20,1 tỷ USD. Một trong những điều kiện chính để có được một khoản vay là tăng giá xăng đối với dân chúng, mà theo một số chính trị gia Ukraine, là một sự bùng nổ xã hội.

Để đáp ứng các yêu cầu của chương trình, Quốc hội Ukraine đã thông qua ngân sách quốc gia cho năm 2019 với mức thâm hụt 2,3% GDP, lạm phát ở mức 7,4% và tăng trưởng kinh tế 3%. Việc áp dụng ngân sách cân bằng cho năm 2019 là một trong những điều kiện để tiếp tục hợp tác với IMF. Cũng trong ngày 18/12, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thế giới đã quyết định cung cấp cho Ukraine khoản vay bảo lãnh với số tiền là 750 triệu USD.

Người đứng đầu chính phủ Ukraine, Volodymyr Groysman, nói rằng Kiev cần phải trả 33 tỷ USD nợ công trong 5 năm tới. Theo ông, việc phục vụ trả nợ công hàng năm khiến Ukraine mất 5% GDP. Vào tháng 8/2018, chính phủ Ukraine đã phê duyệt chiến lược quản lý nợ nhà nước, nhằm mục đích giảm nợ xuống 49% vào cuối năm 2020. Bộ Tài chính lưu ý rằng việc trả nợ trong nước và nước ngoài trong ngân sách của Ukraine năm 2019 là 417 Hriven (tương đương gần 15 tỷ USD), hoặc gần 1/3 ngân sách.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại