Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có hơn 400 vị vua nhưng chỉ có một vị vua duy nhất xứng đáng với danh hiệu “Thiên cổ nhất đế”, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng. Khi nói đến các chiến binh và ngựa đất nung, người ta thường nghĩ đến các chiến binh và ngựa đất nung trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Mối nghi ngờ suốt hàng chục năm
Đội quân đất nung thần kỳ này được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1974, khi một vài nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc tình cờ đào được các bức tượng bằng đất có kích thước tương đương với người thật.
Khi vừa mới được khai quật, những chiến binh và ngựa bằng đất nung có thân hình sơn màu rực rỡ. Trang phục, làn da và vũ khí của các chiến binh đều được tô màu cho giống với thực tế nhất.
Các chiến binh và ngựa đất nung là sản phẩm của văn hóa cổ đại. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng là dù số lượng lên đến hàng nghìn nhưng chúng không hề có khuôn mặt giống nhau. Vì vậy, người ta đưa ra nhiều quan điểm trái chiều về cách tạo ra những pho tượng này.
Nhìn đội quân đất nung sống động như vậy, có không ít người hoài nghi trong đất nung có bí mật của Tần Thủy Hoàng.
Ảnh: Sohu
Vậy đâu mới là sự thật?
Một chiến binh đất nung bị hỏng đã tiết lộ bí ẩn cho thế giới.
Tuy nhiên, năm 1974, đội quân đất nung đã tự đưa ra đáp án cho mọi người. Nhân viên công tác đi đến, cẩn thận bảo vệ tượng bị nứt. Du khách thông qua khe hở bị nứt ra, nhìn thấy bên trong tượng đất nung là trống rỗng. Nói cách khác, đội quân đất nung hoàn toàn là đồ gốm, bên trong cơ bản không xuất hiện điều gì đặc biệt. Có lẽ các chiến binh đất nung khác cũng giống như vậy.
Hóa ra chúng không được nung từ người thật mà làm bằng đất sét, và những người thợ thủ công đã tạo nên.
Về phần tại sao những bức tượng này sống động như thật, đó cũng là do tay nghề tuyệt vời của những người thợ thủ công thời xưa. Họ tự tay chạm khắc các chiến binh đất nung theo ngoại hình của những người lính, vì vậy việc có những ngoại hình khác nhau là điều bình thường.
Để giải đáp bí ẩn, các chuyên gia đã sử dụng thiết bị CT để quét cấu trúc bên trong của các chiến binh và ngựa đất nung. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bên trong những bức tượng này thực ra đều trống rỗng.
Điều này chứng tỏ các bức tượng nhìn như người thật này chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công cách đây hàng nghìn năm chứ không có “bí thuật" cao siêu như lời đồn.
Nhưng điều này cũng phản ánh kỹ thuật đỉnh cao của những người thợ thủ công thời nhà Tần. Hàng nghìn bức tượng, hàng nghìn khuôn mặt cũng chứng minh một điều, việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng hẳn đã tuyển dụng một lượng lớn công nhân và binh lính.
Ảnh: QQ
Những bức tượng này được tạo ra như thế nào?
Năm 1989 tại thành phố Tây An, Trung Quốc, một nhóm nhà khảo cổ học phát hiện 21 lò gốm chế tác tượng đất với quy mô lớn. Theo thẩm định của giới chuyên môn, di tích này có niên đại cách đây khoảng 2.100 năm. Đồng thời, họ cũng khai quật được hàng nghìn bức tượng nhỏ bằng đất nung trong đó. Các bằng chứng đã chỉ ra đây là lò nung sản xuất để phục vụ cho Tần Thủy Hoàng.
Các lò nung này có quy mô lớn, sản lượng cao, trong đó có tới 2 lò vẫn lưu trữ rất nhiều phôi tượng. Mỗi lò có thể chứa tới 350 đến 400 phôi tượng đất nung. Như vậy, 21 lò gốm này có thể trong 1 lần sản xuất ra từ 7.000 cho tới hơn 8.000 bức tượng đất nung. Với quy mô lớn, các nhà khảo cổ cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi số lượng binh sĩ đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại lớn như vậy.
Từ những thông tin thu thập được, giới khảo cổ kết luận về quy trình chế tác như sau: Các bức tượng trước khi đưa vào lò nung đều phải trải qua quá trình điêu khắc tạo hình, hơn 8.000 bức tượng tại lăng mộ tuyệt nhiên không có bức nào giống nhau.
Mỗi một nét biểu cảm trên khuôn mặt, cách ăn vận quần áo, tư thế đứng đều khác nhau giống như có hàng nghìn người đứng làm mẫu cho các thợ điêu khắc vậy. Các bức tượng binh sĩ sau khi được điêu khắc sẽ được đưa vào nung trong các lò.
Để thuận lợi hoàn thành và giúp các bức tượng không bị biến dạng, thợ thủ công chia tượng ra thành 6 bộ phận bao gồm tứ chi, đầu và thân rỗng. Họ nung từng bộ phận riêng lẻ sau đó mới tiến hành ghép lại thành tượng hoàn chỉnh. Điều này đã cho thấy người xưa từ hơn 2.000 năm trước đã biết cách áp dụng trọng lực vào sản xuất.